Những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
22/11/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Theo quy định pháp luật, việc đóng thuế là nghĩa vụ phải thực hiện khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp chịu loại khoản phí khác nhau.
Vậy doanh nghiệp sau khi thành lập, tiến hành kinh doanh hoặc tuyên bố phá sản thì phải đóng những loại thuế, phí gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này.
8 Khoản thuế, phí phải nộp khi tiến hành hoạt động kinh doanh
Sau đây là 8 loại thuế phải đóng mà bạn nên biết khi tiến hành các hoạt động kinh doanh như: Sản xuất, bán hàng, xuất khẩu, nhập khẩu,...
8+ Khoản thuế bắt buộc phải đóng khi tiến hành các hoạt động kinh doanh
Các khoản thuế phải nộp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh |
Người nộp thuế |
Thuế môn bài |
Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác. |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập(thuộc đối tượng chịu thuế) thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Thuế giá trị gia tăng(hay còn gọi là GTGT, VAT) |
Các tổ chức, doanh nghiệp(kể cả chi nhánh), cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ(thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) thì phải nộp. |
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu |
Những người được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016. |
Thuế tiêu thụ đặc biệt |
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ(thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) thì phải nộp. |
Thuế sử dụng đất |
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng phải chịu thuế. |
Thuế tài nguyên |
Các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế(quy định tại Điều 3 Thông tư 152/2015). |
Thuế bảo vệ môi trường |
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế(quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010). |
Những loại phí phải đóng khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Thông thường, doanh nghiệp tuyên bố phá sản sẽ phải chịu các khoản phí tùy vào từng trường hợp. Đặc biệt, họ phải chi trả thù lao cho Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi tiến hành thủ tục. Dưới đây là chi tiết 2 trường hợp cụ thể:
Doanh nghiệp phải chi trả mức thù lao cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành thủ tục phá sản
● Trường hợp 1: Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì thù lao do Thẩm phán thực hiện thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận.
● Trường hợp 2: Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo Khoản 3 Điều 80, Khoản 4 Điều 83 và Khoản 7 Điều 91 Luật Phá sản 2014 thì mức thù lao được tính theo quy định của pháp luật(dựa vào tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý).
Với nội dung này, chắc hẳn bạn đã biết được chi tiết 8 loại thuế bắt buộc phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp, tiến hành kinh doanh. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhanh những nội dung hot nhất!
Theo: dangkydoanhnghiep.org.vn
4.9/5 (85 votes)