Tiểu sử tác giả Nguyên Hồng: Nhà văn của những phận người cùng khổ
20/02/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyên Hồng là cây bút lớn của nền văn học, được biết đến với danh xưng Nhà văn của phận người cùng khổ nhờ giọng văn sâu sắc, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.
Trải qua một tuổi thơ u ám, đầy đau thương, ông có xu hướng viết cho các tầng lớp thấp bé trong xã hội lúc bấy giờ. Để hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyên Hồng, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chuyên trang.
Tiểu sử cuộc đời Nguyên Hồng
Nhà văn có tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Sống trong một gia đình nghèo có cha nghiện ngập, sa sút, cuộc đời tác giả khi còn nhỏ đã không được hạnh phúc.
Nhà văn có tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng
Năm 12 tuổi, cha ông qua đời, mẹ đi bước nữa và bà bị cả gia đình chồng ruồng bỏ. Vì vậy, Nguyên Hồng phải sống nhờ nhà cô ruột, chịu đựng sự hắt hủi, khinh miệt. Từ bé, nhà văn phải thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương.
Lên 16, tác giả nghỉ học và bôn ba, lưu lạc khắp nơi cùng mẹ để kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút năm 1936 với tác phẩm đầu tay mang tên Linh hồn, nhưng thực sự gây tiếng vang nhờ tiểu thuyết Bỉ vỏ(1937).
Phong cách sáng tác đặc trưng
Do từng trải qua những tháng ngày cay đắng khổ cực, Nguyên Hồng luôn dành tình cảm đặc biệt cho tầng lớp lao động nghèo. Từng áng văn, câu chữ đều thể hiện sự đồng cảm cho nỗi thống khổ của người nông dân thấp cổ bé họng.
Nguyên Hồng luôn dành tình cảm đặc biệt cho tầng lớp lao động thấp cổ bé họng
Nhà văn viết được nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca, hồi ký... Ông thực sự dành trọn cuộc đời mình cho văn học.
Tác phẩm đầu tiên được chấp bút khi Nguyên Hồng còn là một cậu bé 16 tuổi bị nghèo khổ bủa vây. Và cho đến tận những tháng năm cuối cùng, tác giả vẫn miệt mài viết dù sắp phải đối diện với cái chết cận kề.
Các tác phẩm lớn và giải thưởng
Trong suốt sự nghiệp, nhà văn đã cho ra hàng loạt tác phẩm xuất sắc, chạm vào trái tim người đọc. Tiêu biểu có thể kể đến là tiểu thuyết Bỉ vỏ(1937), hồi ký Những ngày thơ ấu(1938), tiểu thuyết Đàn chim non, Hơi thở tàn(1943), tập thơ Trời xanh(1960),...
Tác giả Nguyên Hồng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh(1996) sau khi qua đời
Cho đến nay, rất nhiều độc giả vẫn yêu thích những tuyệt tác kể trên. Không chỉ vậy, một số còn được đưa vào chương trình sách giáo khoa cho học sinh.
Nhờ những cống hiến thầm lặng cho nền văn học nước nhà, tác giả Nguyên Hồng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh(1996) sau khi qua đời vào năm 1982 tại Bắc Giang, để lại nhiều nuối tiếc cho người đọc.
Trên đây là tiểu sử về cuộc đời Nguyên Hồng: Nhà văn của những phận người cùng khổ. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích và thú vị khác, bạn đừng quên follow chuyên trang.
Theo: reader.com.vn và loigiaihay.com
4.9/5 (45 votes)