Kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách ngay tại nhà
25/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong gây ra tổn thương, gián đoạn truyền lực. Khi gặp tình trạng này, chúng ta phải điều trị kịp thời và đúng cách.
Thông thường, gãy xương xuất hiện do tai nạn giao thông, trong sinh hoạt hằng ngày(đi, đứng, chạy). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như kỹ thuật sơ cứu cơ bản, đúng cách ngay tại nhà.
5+ Triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương
Khi bị gãy xương, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện một trong số các triệu chứng sau đây. Cụ thể như sau:
Vùng gãy xương sẽ bị đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng
- Vùng gãy sẽ bị đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng. Đặc biệt, khi di chuyển, bạn sẽ càng nhức dữ dội hơn.
- Vùng bị thương xuất hiện tê buốt.
- Vùng bị gãy xương sẽ mất chức năng.
- Xương bị gãy có thể chọc ra khỏi da.
- Vùng gãy xương có thể bị chảy máu nhiều.
Kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách ngay tại nhà
Khi gặp trường hợp gãy xương, điều đầu tiên cần tránh là không di chuyển. Việc bạn phải làm lúc này là:
Tránh di chuyển nạn nhân vì sẽ gây tình trạng nặng hơn
- Cầm máu vết thương bằng băng vô trùng, 1 miếng vải sạch hoặc các mảnh quần áo sạch.
- Cố định khu vực bị thương bằng cách dùng nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn. Theo đó, bạn hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và dưới vị trí gãy xương.
- Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đừng nên chườm đá trực tiếp lên da. Hãy bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải hoặc các vật dụng khác.
- Điều trị sốc nếu người bệnh cảm thấy ngất xỉu, khó thở, hơi thở ngắn, nhanh. Hãy đặt họ nằm xuống với đầu hơi thấp hơn so với phần thân và nâng cao chân.
Sau đây là một số cách sơ cứu nhanh chóng khi bị gãy xương:
Kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách ngay tại nhà |
Cách làm |
Gãy xương chân |
- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân phải vuông góc với cẳng. - Dùng nẹp đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị gãy. - Độn bông vào 2 đầu nẹp vào phía trong, ngoài của đầu xương. - Cố định 2 nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng. - Không buộc quá chặt vì điều này sẽ khó lưu thông máu. |
Gãy xương tay |
- Gãy cánh tay: Đặt cánh tay bị gãy sát cạnh thân nạn nhân. Cẳng tay vuông góc với 2 nẹp và cố định ở trên và dưới ổ gãy. - Gãy cẳng tay: Đặt sát thân nạn nhân và vuông góc với cánh tay. Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, sau đó, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. - Gãy khuỷu tay: Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt khuỷu tay bị thương dọc theo thân. Sau đó, đưa 1 miếng đệm dài vào giữa tay gãy và thân và buộc vào cơ thể. |
Gãy xương cột sống |
- Gãy xương vùng cổ: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định lại. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn phía 2 bên cổ. - Gãy xương vùng lưng: Đặt nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng. Cố định người bị thương và dùng gối mềm để chèn vào 2 bên hông. |
Sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp nạn nhân tránh diễn biến nặng hơn
Tuy nhiên, nếu trường hợp triệu chứng nặng, khó sơ cứu, chúng ta nên nhanh chóng liên hệ với bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc biết các kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách ngay tại nhà.
Theo: vinmec.com
4.9/5 (69 votes)