Nghiệp là gì? Cách hóa giải nghiệp chướng trong Phật pháp
28/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Có thể thấy rằng trong cuộc sống hằng ngày, khi nhiều người gặp khó khăn, thử thách hay trắc trở gì đó thường họ sẽ đổ lỗi do mình gặp phải nghiệp chướng.
Vậy bạn đã hiểu đúng được khái niệm của nghiệp hay chưa? Nếu chưa thì cùng chuyên trang khám phá nội dung đầy hữu ích này!
Nghiệp hay nghiệp chướng là hai từ thường xuyên được nhắc đến, tuy nhiên lại không có mấy ai hiểu được khái niệm một cách chính xác nhất.
Nghiệp trong đạo Phật dùng để ám chỉ hành động, thao tác của chúng sinh thông qua ba điểm là thân, miệng và suy nghĩ. Các hành động này được lặp lại nhiều lần và lâu dài sẽ trở thành thói quen.
Nghiệp cũng tồn tại cả lành và xấu nhưng thường người ta sẽ nghĩ đến cái không tốt nhiều hơn
Nghiệp hay nghiệp chướng thường xuyên xuất hiện trong đạo Phật, đặc biệt là trong các bài giảng kinh. Và nghiệp chướng chính là từ ghép của hai từ đó tạo nên
Ngoài ra, nó còn được hiểu với ý nghĩa là một sự khởi đầu mới, tạo nghiệp hoặc có thể là kết quả của sự tạo nghiệp mà ra. Với mỗi trường hợp hay hành động cụ thể sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.
Theo quan niệm của đạo Phật, sẽ được chia thành 2 loại: Nghiệp gia tiên và của chính bản thân mỗi người. Cùng tìm hiểu bảng dưới để được giải đáp ngay!
Cha mẹ sống tốt để tích đức cho con cái về sau
Các loại nghiệp |
Chi tiết |
Nghiệp gia tiên dòng họ |
- Mỗi gia tiên, dòng họ nào cũng có. Tuy nhiên bên cạnh thiện nghiệp sẽ có cũng có ác nghiệp. - Cái chúng ta cần xét ở đây là nghiệp nặng hay nhẹ, vì cả một dòng họ lớn như vậy sống mà không tạo ra nghiệp là một điều hiếm có. - Nghiệp cũng được tích tụ từ đời này sang các đời sau. |
Nghiệp do chính bản thân mỗi người tạo ra |
- Con người khi được sinh ra sẽ mang trong mình 2 trường năng lượng, cụ thể như: + Đức là trường năng lượng trắng. + Nghiệp là trường năng lượng đen. - Tùy vào mức độ nào đó, nó sẽ có thể lớn hơn hoặc ít hơn trường năng lượng còn lại. |
Nghiệp là gì? Có mấy loại trong đạo Phật?
Bạn đang muốn biết thêm nguyên nhân cũng như các hóa giải nghiệp chướng theo Phật pháp, đừng bỏ qua nội dung bên dưới này nhé!
Theo giáo lý của Phật, việc hóa giải nghiệp sẽ khiến cho tâm tính của con người được thanh thản, trong sạch hơn, tiêu tan hết mọi bụi trần thế, xóa những tội lỗi trong cuộc đời hiện tại và đồng thời cũng hóa giải các tội ác, lỗi lầm đã từng gây ra trong kiếp trước.
Khi đã hóa giải nghiệp chướng bạn sẽ cảm thấy tâm hồn an yên hơn
Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có những luật nhân quả, hóa giải nghiệp chướng sẽ giúp lòng bạn cảm thấy thanh thản, dứt bỏ được tội lỗi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Một số cách hóa giải nghiệp chướng trong đạo Phật
Cách hóa giải nghiệp chướng |
Chi tiết |
Hóa giải sự oán hận với người khác |
Giúp cho những người có vướng bận trong lòng, tìm được đường ngay lối đúng để đối nhân xử thế đúng mực, tự mình buông bỏ hận thù được cho người khác. |
Thường xuyên sám hối và niệm Phật mỗi ngày |
Công đức niệm Phật đã giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều nhưng vẫn chưa thể dứt sạch. Do vậy, cần phải thường xuyên niệm Phật mỗi ngày, mới mong giảm bớt được nghiệp chướng. |
Phải làm nhiều việc thiện để tích đức về sau |
Nếu chỉ sám hối hay niệm Phật bằng miệng nhưng tay chân đầu óc vẫn hành động xấu xa, sẽ rất khó giải trừ được nghiệp chướng. Phải làm nhiều việc thiện xuất phát từ cái tâm của mình. |
Phóng sinh động vật bên bờ vực của cái chết |
Cứu sống những con vật tội nghiệp trước cái chết đau đớn cũng sẽ mang lại phước lành lớn lao. |
Sống bao dung và độ lượng với mọi người xung quanh |
Buông bỏ những muộn phiền của bản thân chính là cách duy nhất để giải thoát được ác nghiệp. |
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và hiểu rõ được về khái niệm và cách hóa giải nghiệp chướng trong Phật pháp. Bạn cũng đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật những chủ đề mới nhất hiện nay.
Theo: thapgiainhietliangchi.com
4.9/5 (71 votes)