Không đăng ký kinh doanh khi bán hàng online có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
02/12/2020 Đăng bởi: Hà Thu
Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP, bán hàng online không đăng ký giấy phép kinh doanh có thể bị phạt lên đến 10 triệu đồng. Vậy những ai cần thực hiện thao tác này? Đừng bỏ lỡ các chia sẻ sau để sớm tìm thấy câu trả lời thỏa đáng bạn nhé!
Những đối tượng phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên trước tình hình đó, hoạt động kinh doanh online đã nổi lên ngày càng mạnh. Bởi vì nó mang đến những lợi ích không thể phủ nhận như:
Kinh doanh online mang đến nhiều lợi ích
− Người bán dễ dàng tiếp cận với khách hàng thông qua website, fanpage, trang thương mại điện tử,…
− Phục vụ những vị khách bận rộn nhất, không cần đến cửa hàng để mua đồ.
− Người bán có thể làm việc tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào.
− Lan truyền thông tin quảng cáo nhanh chóng, tối ưu.
− Kinh doanh đa dạng các mặt hàng khác nhau.
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người đi theo con đường bán hàng online. Tuy nhiên theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trong những trường hợp kinh doanh online dưới đây sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định:
Bán hàng online với quy mô lớn, nhiều hàng hóa
Nếu bạn kinh doanh online với quy mô lớn, có số lượng hàng nhất định, tần suất bán hàng liên tục và ngày càng tăng. Bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Bởi đây là điều kiện cần để hợp pháp hóa công việc kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt khách hàng hay đối tác. Từ đó, công việc kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng và thuận lợi hơn.
Người bán mở cửa hàng offline kết hợp kinh doanh online
Cần đăng ký giấy phép kinh doanh khi kết hợp kinh doanh cả online lẫn offline
Chưa kể đến, khi doanh số và khách hàng của bạn ngày càng tăng. Bạn sẽ suy nghĩ đến vấn đề phát triển, mở rộng hoặc mở một cửa hàng offline. Lúc này giấy phép đăng ký kinh doanh là bắt buộc.
Nếu không có giấy phép kinh doanh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nhắc nhở hoặc đình chỉ hoạt động. Bởi lẽ mục đích đăng ký giấy phép giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh của cửa hàng, doanh nghiệp. Cho nên bạn cần tuân thủ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.
Quy định về xử phạt khi không đăng ký kinh doanh
Hơn nữa, nếu bạn không đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu chế tài xử phạt của cơ quan Nhà nước. Điều này đã được quy định cụ thể theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm phạt từ 1 - 2 triệu
Nếu hoạt động buôn bán diễn ra không đúng địa điểm, trụ sở đã kê khai trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
Hoạt động kinh doanh online không có giấy phép phạt từ 2 - 5 triệu
Thêm vào đó, nếu buôn bán dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký giấy phép kinh doanh. Chủ sở hữu sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng. Trong trường hợp hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận, phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
Không đăng ký kinh doanh khi bán hàng online có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Hoạt động kinh doanh khi cơ quan Nhà nước đã đình chỉ phạt từ 5 - 10 triệu
Cuối cùng, cũng là mức cao nhất khi cố tình hoạt động kinh doanh dù cơ quan Nhà nước đã đình chỉ hoạt động. Mức phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Đặc biệt, phạt tiền gấp 2 lần nếu kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư có điều kiện.
Trên đây là thông tin hữu ích về những đối tượng bán hàng online cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Bạn cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nếu bán online với quy mô lớn hoặc muốn mở 1 cửa hàng offline.
4.9/5 (109 votes)