Chế độ tuần làm bốn ngày: Hướng tới một tương lai làm ít hơn, nghỉ nhiều hơn
15/06/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Chế độ tuần làm bốn ngày đang trở thành một xu hướng toàn cầu mới. Cứ nghĩ chỉ là ý tưởng điên rồ, nhưng sau đó nhiều công ty đã thử nghiệm và mang lại kết quả bất ngờ.
Được biết, Tây Ban Nha là nước tiên phong đầu tiên trên thế giới thí điểm toàn quốc tuần làm bốn ngày và rồi lan rộng ra khắp thế giới. Bài viết hôm nay, hãy cùng chuyên trang theo dõi, tìm hiểu thêm vấn đề này nhé!
Sự tiên phong đi đầu tại Tây Ban Nha
Bắt đầu từ ngày 02/01/2020, Công ty phần mềm Delsol ở tỉnh Jaén trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Tây Ban Nha rút ngắn thời gian làm việc, sau khi chuyển hẳn sang chế độ đi làm 4 ngày/tuần.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, ước tính sẽ có khoảng 200 công ty tham gia với khoảng 3.000 - 6.000 lao động
Trong đó, hơn 180 nhân sự của công ty, những người thuộc các bộ phận không phải gặp khách hàng sẽ được làm việc từ thứ 2 - 5. Mặt khác, bộ phận phải đi gặp khách hàng vẫn theo chế độ làm việc từ thứ 2 - 6 nhưng nhân viên được luân phiên nghỉ bù một ngày trong tuần.
Sau sự đột phá của Delsol hơn một năm, việc cho thí điểm chế độ đi làm 4 ngày/tuần được Chính phủ Tây Ban Nha thông qua vào đầu năm 2021 và dự kiến đến tháng 08/2021 sẽ triển khai toàn quốc.
Lan rộng ra thế giới
Đối với Đan Mạch, ban quản lý đô thị tự quản ở Odsherred đã bắt đầu làm 4 ngày/tuần từ năm 2019. Nhằm giảm áp lực cho những nhân viên đi làm xa.
Nhiều quốc gia đã áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần
Với Anh, nơi chiến dịch 4 Day Week được khởi động từ năm 2018, có 14 doanh nghiệp đã chuyển hẳn sang chế độ này mà lại không cắt giảm lương nhân viên. Đến 04/2021, Đảng Dân tộc Scotland cũng tuyên bố sẽ tính đến việc chuyển đổi toàn diện hơn sang chế độ này.
Mặt khác, Nhật Bản xứ sở của những người nghiện việc làm, vài doanh nghiệp cũng đã thử nghiệm làm ít ngày hơn. Sớm nhất là Hãng thời trang Uniqlo(2015),mới đây nhất có Microsoft Japan(2019). Vào tháng 01/2021, tuần làm bốn ngày đã được Quốc hội Nhật đưa ra để thảo luận.
Bên kia đường xích đạo, ở New Zealand, công ty tư vấn quản lý tài sản Perpetual Guardian vào tháng 10/2019 đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chế độ này. Từ tháng 12/2020, Unilever New Zealand cũng sẽ bắt đầu thử cho nhân viên nghỉ luôn cả ngày thứ sáu.
Kết quả bất ngờ
Trong lần thử nghiệm ở Odsherred, Unilever New Zealand cho thấy chế độ mới này giúp giảm thời gian di chuyển và có một kỳ nghỉ cuối tuần đủ dài để tái tạo sức lực.
Chế độ tuần làm bốn ngày, mỗi ngày khoảng 8 giờ đang nhận được nhiều sự ủng hộ rộng rãi
Còn một số khác như Perpetual Guardian, Microsoft Japan hay ở chuỗi cửa hàng burger Mỹ Shake Shack vào năm 2019 cho thấy thêm một lợi ích khác hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp chính là năng suất lao động tăng rõ rệt.
Công ty Pursuit Marketing ở Glasgow của Anh ghi nhận năng suất tăng 30% sau khi cho 120 nhân viên chuyển sang làm việc 4 ngày/tuần từ cuối năm 2016.
Mặt khác, thử nghiệm của Microsoft Japan cũng thu được những kết quả ấn tượng: Năng suất lao động tăng 40% và kèm nhiều hiệu quả khác không ngờ như tiêu thụ điện giảm 23%, giấy in giảm đến 60%.
Nhưng điều quan trọng hơn hết lại chính là các công ty đang rút ra những cách thức mới mẻ để quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chế độ tuần làm bốn ngày và hướng tới một tương lai làm ít hơn, nghỉ nhiều hơn. Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích.
Theo: cuoituan.tuoitre.vn
4.9/5 (66 votes)