Khàn tiếng (khàn giọng) là gì? Nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa khàn tiếng
01/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Khàn tiếng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, xảy ra hầu hết ở cả người lớn và trẻ em. Thậm chí, điều này còn trở thành một triệu chứng hết sức bình thường của cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khàn giọng. Vậy cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chuyên trang sẽ chia sẻ chi tiết về tình trạng này.
Khàn tiếng(khàn giọng) là gì? Xảy ra với độ tuổi nào?
Khàn tiếng là tình trạng làm thay đổi giọng nói, âm thanh sẽ không còn trong trẻo như trước và có thể tự hết trong vài ngày. Nhưng nếu kéo dài trên 2 tuần không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
Cần đi thăm khám nếu tính trạng khàn tiếng kéo dài trên 14 ngày
Tình trạng khàn tiếng rất phổ biến, ước tính khoảng chừng 1/3 dân số thế giới bị mắc phải ít nhất một lần trong đời và xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng khản tiếng
Khàn tiếng là tình trạng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là:
Những giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên là người có nguy cơ khàn giọng rất cao
- Nói quá nhiều hoặc hét to.
- Thường xuyên sử dụng một số các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,...
- U nang dây âm thanh và polyp.
- Bị cảm lạnh, viêm họng, ho kéo dài hay trào ngược dạ dày, thực quản.
- Liệt dây thần kinh hoặc ung thư thanh quản.
- Chứng khó thở, rối loạn giọng nói do căng cơ.
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng khàn tiếng bằng cách kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem có bị tổn thương nào ở vùng này không.
Ngoài ra, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm: Nội soi thanh quản thường quy và nội soi hoạt nghiệm thanh quản.
Cách chữa và phòng ngừa khàn giọng
Ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang đến với một số cách chữa trị và phòng ngừa khàn tiếng. Cụ thể như sau:
Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô rát họng dẫn đến khàn tiếng
Khàn giọng |
Chi tiết |
Cách chữa trị |
- Tùy vào nguyên nhân, mức độ của bệnh sẽ có những cách điều trị phù hợp. + Hò hét quá nhiều: Nên giảm bớt các hoạt động phải nói to, nhiều. Sau vài ngày, giọng của bạn có thể trở lại bình thường. + Viêm họng, cảm cúm, ho, trào ngược dạ dày: Uống các loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Sau khi sức khỏe ổn định, tình trạng sẽ hết. + Do các tổn thương dây thanh: Cần phải làm phẫu thuật để lấy lại giọng nói và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. + Ung thư thanh quản: Điều trị bằng cách phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay các phương pháp nhắm đích… tùy thuộc vào giai đoạn. |
Phòng ngừa |
- Nên giữ ấm cổ họng để tránh bị cảm cúm hay viêm họng. - Hạn chế uống rượu, bia vì nồng độ cồn cao có thể làm tổn thương họng gây khàn tiếng. - Dừng hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ ung thư thanh quản gây ra khàn tiếng. - Hạn chế nói to, hò hét quá mức làm tổn thương các dây thanh. - Nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các trường hợp như ung thư thanh quản/tuyến giáp/vòm họng. |
Trên đây là tất tần tật nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa khàn tiếng. Đừng quên follow chuyên trang để cập nhật thêm thật nhiều thông tin hữu ích!
Theo: tamanhhospital.vn
4.8/5 (65 votes)