Giá cước Container vượt tầm kiểm soát khiến giá hàng hóa tăng vọt
07/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt một cách chóng mặt. Khi đó chi phí để vận chuyển 1 Container hàng hóa đã chạm mức 10.522 USD. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin này trong nội dung dưới đây bạn nhé!
Chi phí để vận chuyển 1 Container hàng hóa chạm mức 10.522 USD
Dữ liệu từ Drewry Shipping cho biết, chi phí để vận chuyển 1 Container hàng hóa kích thước 40 Feel chạm mức 10.522 USD. Tăng 547% so với mức trung bình 5 năm trở lại đây. Bởi 80% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, cước phí tăng kéo theo giá của các mặt hàng đều tăng.
Chi phí để vận chuyển 1 Container hàng hóa chạm mức 10.522 USD
Điều này khiến nỗi lo về lạm phát càng tăng lên trong bối cảnh hiện nay. Ông Gary Grant chia sẻ “Trong suốt 40 năm trong nghề bán lẻ đồ chơi, tôi chưa thấy tình hình giá cả căng thẳng như thế này”.
Ông phải ngừng nhập khẩu những con gấu cỡ đại từ Trung Quốc. Vì sẽ phải tăng gấp đôi giá bán lẻ mới đủ bù chi phí vận chuyển.
Thị trường đang đối mặt với hàng loạt yếu tố căng thẳng
Hiện tại thị trường đang đối mặt với hàng loạt yếu tố căng thẳng. Như tình trạng thiếu Container, nhu cầu tăng vọt, các cảng tắc nghẽn, thiếu tàu và công nhân bốc dỡ hàng tại cảng. Điều này khiến mọi tuyến đường đều phải chịu sức ép lớn.
Thị trường đang đối mặt với hàng loạt yếu tố căng thẳng
Thời gian gần đây dịch bệnh lại bùng phát tại một số trung tâm xuất khẩu của Châu Á như Trung Quốc khiến tình hình tồi tệ hơn. Đặc biệt các chặng đường dài sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước đây chi phí vận chuyển thường được xem là không ảnh hưởng đến lạm phát.. Thế nhưng, hiện nay những nhà kinh tế học cho rằng cần chú ý đến vấn đề này nhiều hơn nữa.
HSBC ước tính giá cước vận chuyển Container tăng 205% khiến chi phí sản xuất của khu vực Euro tăng 2%. Khi đó các nhà bán lẻ đối mặt với 3 lựa chọn là tạm ngừng hoạt động, tự hấp thụ chi phí để sau chuyển gánh nặng lên người dùng hoặc tăng giá.
Cuối cùng thì cả 3 lựa chọn đều sẽ dẫn đến giá cả tăng. Theo Jordi Espin hiện tại một phần gánh nặng cho phí được chuyển sang người dùng.
Một số nhà sản xuất đồ nội thất giá rẻ cước phí hiện chiếm tới 62%
Gần đây Châu Âu đã ngừng nhập khẩu cá trống từ Peru, bởi cước phí quá cao thì giá không còn cạnh tranh so với nội địa. Chưa hết, người trồng Olive Châu Âu đã ngừng xuất khẩu sang Mỹ.
Trong khi những nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng, chi phí tăng ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt cafe Arabica mà Starbucks ưa chuộng.
Bị ảnh hưởng nhiều hơn những công ty sản xuất các mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị không cao. Một số nhà sản xuất đồ nội thất giá rẻ, cước phí hiện đã chiếm tới 62% tổng giá bán lẻ.
Các công ty vẫn đang cố gắng hết sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số đã ngừng xuất khẩu đến một vài thị trường, trong khi vẫn có công ty tìm kiếm nguồn hàng hóa hoặc nguyên vật liệu ở gần hơn để cắt giảm chi phí.
Hiện nay các NHTW vẫn xem nhẹ hiện tượng cước phí vận tải tăng. Với lập luận đà tăng giá xuất phát từ những điểm tắc nghẽn trên chuỗi cung ứng sớm phai nhạt dù có thể kéo dài đến hết năm nay.
Chưa hết các công ty thường ký hợp đồng theo năm với các hãng tàu. Chính vì vậy giá cước trên thực tế có thể thấp hơn nhiều so với giá giao ngay mà báo chí đưa.
Theo Cafef.vn
4.9/5 (86 votes)