Đái tháo đường là gì? Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây nguy hiểm đến tính mạng?
08/03/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Những năm gần đây, bệnh đái tháo đường gia tăng với nhiều biến chứng nặng nề đến tim, mạch, thận, thần kinh, mắt, ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Việc trang bị các kiến thức, những hiểu biết về bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện, kịp thời điều trị ngay từ giai đoạn đầu tiên. Dự đoán năm 2045, con số bệnh nhân mắc phải chiếm 7,7% tổng dân số, một tỷ lệ cao đáng kinh ngạc.
Đái tháo đường(hay còn gọi tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng, biểu hiện lượng đường ở trong máu cao hơn so với bình thường.
Tiểu đường là mối lo ngại cho cuộc sống sau này
Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt về tiết Insulin hoặc đề kháng với insulin. Điều này dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Khi mắc bệnh này, bạn không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng tăng lượng đường tích tụ trong máu.
Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao, các nguy cơ bệnh lý tim mạch gia tăng. Đồng thời, nó gây tổn thương ở nhiều cơ quan, bộ phận khác như: Thần kinh, thận, mắt và nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Tùy vào loại bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Sau đây là cách nhận biết căn bệnh đái tháo đường:
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề
- Đái tháo đường tuýp 1(tiến triển nhanh, xuất hiện trong vài ngày hoặc tuần): Bạn cảm thấy đói, chóng mặt, mệt mỏi, thường xuyên bị khát nước, đi tiểu nhiều lần, khô miệng, hay ngứa da và sụt cân nhanh.
- Đái tháo đường tuýp 2(tiến triển âm thầm, phát triển trong nhiều năm, không gặp triệu chứng rõ ràng): Nhiễm trùng nấm men ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ngón tay, chân, dưới ngực, cơ quan sinh dục, vết thương hở chậm lành, hay bị đau và tê ở chân.
Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường là: Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày, tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
Tập thể dục hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật
- Tiểu đường tuýp 1: Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng Insulin suốt đời vì cơ thể lúc này không thể tự sản xuất ra.
- Tiểu đường tuýp 2: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.
Để bệnh không tiến triển nặng, bệnh nhân cần có kế hoạch theo dõi lượng Carbohydrate, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ. Họ nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Theo y tế, chúng ta không thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng có thể giảm nguy cơ tiến triển nặng của loại 2. Sau đây là một số biện pháp hiệu quả được các bác sĩ khuyến cáo:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Cân bằng tỷ lệ Carbohydrate, Protein, chất béo. Bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít mỡ, calo như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và phải theo dõi đường huyết sau mỗi bữa ăn.
- Vận động cơ thể: Tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày/ tuần, 30 phút/ ngày, tham khảo các bài chuyển động nhẹ nhàng phù hợp.
Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Khuyến cáo bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất khi ở tình trạng bất thường.
Theo: tamanhhospital.vn
4.8/5 (83 votes)