B2B (Business to Business) là gì? Các loại mô hình kinh doanh B2B thông dụng nhất hiện nay
10/12/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Business to Business là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh và dần đang trở thành xu hướng hiện đại phát triển mới nhất trong những năm gần đây.
Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu định nghĩa về doanh nghiệp Business to Business và các chiến lược hiệu quả nhất cho mô hình. Tin rằng nội dung bài viết bên dưới sẽ giải đáp được mọi thắc mắc cho bạn!
Định nghĩa B2B(Business to Business)
B2B(viết tắt của Business to Business) có nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây chính là hình thức buôn bán hoặc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
B2B được xem là doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2B đề cập đến các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp chứ không phải giữa công ty với người sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, mô hình này còn thường xuất hiện nhiều trong chuỗi cung ứng.
8+ Đặc điểm chính của mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B có những đặc điểm về quyết định mua hàng mang tính chuyên nghiệp hơn, cụ thể như:
Thị trường thương mại điện tử B2B sẽ phát triển hơn trong tương lai
- Có ít người mua hơn so với tổng người tiêu dùng.
- Đơn mua hàng có quy mô rộng toàn cầu.
- Tạo được mối quan hệ bền chặt giữa người mua và người bán.
- Dễ dàng lựa chọn và tìm ra những khách hàng tiềm năng.
- Nhiều người tham gia mua hàng.
- Tính năng mua hàng tiện lợi.
- Tập trung chủ yếu vào giá bán sản phẩm và hàng hóa.
- Tiết kiệm được chi phí.
Một trong những đặc điểm quan trọng khác của thị trường B2B là giao dịch với người mua ít hơn nhưng số lượng đơn hàng lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu giao động ngày càng nhanh, trong khi các thị trường khác thì bình ổn hơn.
Ưu, nhược điểm của mô hình B2B
Thị trường rộng lớn và mang lại lợi nhuận cao
Với những mô hình kinh doanh như vậy đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng, B2B cũng không ngoại lệ. Vậy cùng đến với bảng bên dưới để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé!
Quy trình bán hàng khá là phức tạp
Ưu nhược điểm của mô hình |
Chi tiết |
Ưu điểm |
- Tất cả các giao dịch của người mua và người bán đều diễn ra trên Internet vô cùng tiện lợi. - Có lợi nhuận cao hơn trong mỗi lần giao dịch thành công. Quảng cáo thông qua các trang mạng giúp cắt giảm chi phí không cần thiết. - Nhắm tới tiềm năng về thị trường mục tiêu rộng lớn gồm các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. - Tăng được tính an toàn khi bảo mật giữa người bán và người mua. |
Nhược điểm |
- Cần tìm ra được cách thu hút khách hàng. Quy trình thiết lập kinh doanh thì khá phức tạp. - Với các doanh nghiệp nhỏ hơn và nhu cầu hợp đồng có thể đặt ra một số giới hạn về lợi nhuận. - Có rất nhiều các công ty cạnh tranh và bán các sản phẩm tương tự nên phải cần một người bán rất giỏi để cạnh tranh tăng doanh thu cho mình. - Phải có kinh nghiệm thiết kế website và hệ thống đặt hàng dễ dàng sử dụng. |
5+ Loại mô hình kinh doanh B2B thông dụng nhất hiện nay
Các loại mô hình kinh doanh B2B thông dụng nhất hiện nay
Ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang khám phá tất cả những loại hình kinh doanh B2B phổ biến và thông dụng nhất hiện nay:
- Mô hình B2B lấy khách hàng làm trung tâm giúp giữ chân khách hàng ở hiện tại và khiến họ quay lại trong tương lai.
- Mô hình sàn thương mại điện tử B2B trung gian như Shopee, Lazada, Tiki rất phổ biến hiện nay.
- Các nhà giao dịch môi giới đem lại nhiều lợi nhuận(mô hình thiên về người mua).
- Nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp(mô hình thiên về người bán).
- Sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến như Alibaba, eBay(mô hình dành cho nhà cung ứng).
Mong rằng với những kiến thức hữu ích về mô hình kinh doanh B2B mà chuyên trang vừa đề cập sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn. Cảm ơn quý độc giả đã yêu thích và ủng hộ bài viết của chuyên trang!
Theo: www.pos365.vn
4.9/5 (82 votes)