M&A là gì? Các hình thức và quy trình thực hiện
06/02/2021 Đăng bởi: Hà Thu
M&A là viết tắt của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hoạt động này diễn ra rất phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Vậy M&A là gì? Có những hình thức nào? Quy trình vận hành M&A ra sao? Bạn còn đợi gì không khám phá ngay?
M&A là gì?
Như đã chia sẻ kể trên, M&A là hoạt động mua lại và sáp nhập giữa các doanh nghiệp. Nó không đơn thuần chỉ là sở hữu cổ phần của bên bán. Hơn thế nữa, quá trình này còn quyết định lớn đến các hoạt động kinh doanh, quản trị của công ty bị sáp nhập/mua lại.
M&A giúp doanh nghiệp thêm vững mạnh và phát triển ổn định hơn
M&A bao gồm hai hoạt động chính bao gồm:
Mergers (Sáp nhập) |
Acquisitions (Mua lại) |
- Là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô, cùng sản phẩm và dịch vụ để cho ra đời một công ty lớn hơn. - Toàn bộ sản phẩm, lợi ích chung, quyền và nghĩa của doanh nghiệp bị sáp nhật sẽ do đơn vị mới tiếp quản sở hữu và quản lý. |
- Đây là hình thức một doanh nghiệp lớn hơn mua lại tài sản của một công ty nhỏ hơn cùng lĩnh vực. - Doanh nghiệp mua lại cũng được sở hữu toàn bộ tài sản và quyền quản lý các hạng mục liên quan của công ty bị mua. |
3 hình thức M&A chủ doanh nghiệp nào cũng nên nắm rõ
M&A hiện có ba hình thức chính sau đây. Mời bạn cùng theo dõi bảng sau để hiểu hơn đặc trưng cơ bản của mỗi loại:
Hình thức M&A |
Đặc trưng cơ bản |
M&A theo chiều ngang |
- M&A chiều ngang còn gọi là Horizontal. Đây là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau. - Tức các đơn vị này có cùng ngành sản xuất. - Ở trường hợp này, thường các đối thủ sẽ mua lại công ty của bạn. |
M&A theo chiều dọc |
- M&A chiều dọc hay Vertical là hình thức mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất. - Họ khác nhau về giai đoạn sản xuất và việc sáp nhập này nhằm mục đích đảm bảo cung cấp được sản phẩm/dịch vụ với nhu cầu lớn cho người dùng, tránh sự gián đoạn. |
M&A kết hợp |
- M&A kết hợp còn gọi là M&A tập đoàn hay Conglomerate. - Đây là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. - Các sản phẩm trong hệ thống này có thể bổ trợ cho nhau để tạo trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng. |
Mỗi hình thức M&A đều có những điểm cộng thú vị riêng
10 bước trong quy trình M&A- khám phá ngay!
Quy trình M&A hiện diễn ra trong 10 bước sau đây:
1 - Xây dựng chiến lược M&A.
2 - Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A.
3 - Đánh giá các mục tiêu tiềm năng.
4 - Lập kế hoạch sáp nhập hoặc mua lại.
5 - Thực hiện các phân tích và đánh giá cụ thể.
6 - Đàm phán với đối tác.
7 - Thẩm định các giá trị của bên muốn mua lại.
8 - Làm hợp đồng với các điều khoản rõ ràng.
9 - Chuẩn bị tài chính để giao dịch thành công.
10 - Kết thúc giao dịch.
Với những chia sẻ kể trên, bạn biết M&A là gì rồi chứ? Chuyên trang còn rất nhiều thông tin thú vị về kinh doanh, hãy cùng theo dõi thường xuyên bạn nhé!
Theo Marketingai.admicro.vn, Verco.vn, Người Thành Công
4.9/5 (95 votes)