Danh sách 63 đặc sản tỉnh thành khắp cả nước sắp xếp thành bản đồ ẩm thực Việt Nam gồm những món nào?
08/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, con người thân thiện, hiền hòa. Đây còn là nơi có nền văn hóa ẩm thực đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Với 63 tỉnh thành trải dài khắp cả nước tạo nên sự đa dạng về khí hậu, địa hình cũng như đặc sản tại các vùng miền. Ngay sau đây, hãy cùng bắt đầu khám phá các món ăn ngon thôi nào!
Trung du, miền núi Bắc Bộ
Đầu tiên, hãy cùng chuyên trang đến với đặc sản của vùng trung du và miền Bắc Bộ. Một số các đặc sản không thể bỏ qua, bao gồm:
Thịt trâu gác bếp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đồi núi Tây Bắc
- Điện Biên: Cá nướng Pa Pỉnh Tộp, thịt trâu gác bếp,...
- Lào Cai: Phở chua Bắc Hà, thắng cố,...
- Lạng Sơn: Vịt nướng mắc mật, khâu nhục,...
- Cao Bằng: Vịt quay, vịt nấu hạt dẻ Trùng Khánh,...
Ngoài ra còn có các đặc sản khác như trâu gác bếp Mèo Vạc(Hà Giang), xôi ngũ sắc(Lai Châu), gà H’mông nướng hạt dổi(Yên Bái), lạp sườn hun khói(Bắc Kạn), bánh lá ngải(Sơn La), thịt trâu lá lồm(Hòa Bình),,...
Duyên hải Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
Một số các món ăn đặc trưng như bánh đa cua(Hải Phòng), chả cá Lã Vọng(Hà Nội), bún cá rô đồng(Hải Dương), bún thang lươn(Hưng Yên).
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua các món như cá thính Lập Thạch(Vĩnh Phúc), chả tôm(Thanh Hóa), bánh cuốn(Hà Nam),...
Bắc Trung Bộ
Tiếp đến là đặc sản ở vùng Bắc Trung Bộ bao gồm: Chả tôm(Thanh Hóa), súp lươn(Nghệ An), kẹo cu đơ(Hà Tĩnh), lẩu cá khoai(Quảng Bình).
Đặc biệt, nếu đã đến đây thì không nên bỏ qua món gà kho củ nén và xôi(Quảng Trị), bún bò và cơm hến(Thừa Thiên Huế).
Nam Trung Bộ
Đối với vùng Nam Trung Bộ cũng có một số các món như thịt luộc Khuê Trung(Đà Nẵng), cá bống Sông Trà(Quảng Ngãi), phở sắn Quế Sơn(Quảng Nam), nem chua(Bình Định), mắt cá ngừ đại dương(Phú Yên), bún cá dầm(Khánh Hòa), bánh căn (Ninh Thuận), lẩu thả(Bình Thuận).
Khi đến với Phan Thiết, nhất định bạn phải thử qua món gỏi cá mai được bày bán ở rất nhiều nơi
Ngoài ra, còn có nem chua, bánh ít lá gai, gà nướng Sông Cầu, bánh căn tôm(mực), nem nướng Ninh Hòa, mực một nắng Phan Thiết,...
Tây Nguyên
Đặc sản Tây Nguyên gồm: Canh Atiso hầm giò heo Đà Lạt(Lâm Đồng),gà nướng sa lửa và cơm lam(ĐắK Nông).
Ngoài ra còn các đặc sản khác như gỏi lá và bánh tráng cá cơm Lòng hồ Yaly (Kon Tum), phở khô và mật ong rừng(Gia Lai), cá lăng nấu măng Buôn Ma Thuột(Đắk Lắk).
Miền Đông Nam Bộ
Với miền Đông Nam Bộ có các đặc sản như bánh tét hạt điều(Bình Phước), bánh bèo bì chợ Búng(Bình Dương), gà nướng xôi chiên phồng(Đồng Nai).
Tiếp đến là các món canh súng - cá nấu tương me(Bà Rịa - Vũng Tàu), bánh tráng phơi sương rau rừng - bê lụi sả (Tây Ninh), bò tơ Củ Chi(TP.Hồ Chí Minh).
Miền Tây Nam Bộ
Cuối cùng, đó chính là vùng miền Tây Nam Bộ, bao gồm các món ăn đặc sản như lạp xưởng Cần Đước và canh chua cá chốt(Long An), cơm trái dừa và gỏi củ hũ dừa (Bến Tre), cháo gà bồ ngót(Vĩnh Long), chả giò rế (Cần Thơ), nem Lai Vung (Đồng Tháp),...
Lẩu mắm, lẩu cá kèo là một trong những đặc sản của miền Tây
Mặt khác, còn có lẩu mắm (An Giang), gỏi cá trích (Kiên Giang), chả cá thác lác(Hậu Giang), bún nước lèo(Sóc Trăng), bánh tằm bì (Bạc Liêu), Lẩu mắm U Minh - Tôm khô Cà Mau(Cà Mau),...
Có thể thấy, mỗi vùng miền đều có một khẩu vị ăn khác nhau từ cách chế biến, tên gọi cũng như các món ăn, đặc sản riêng biệt. Từ đó, góp phần làm đa dạng thêm nền ẩm thực Việt Nam. Nếu bạn đi du lịch hoặc đặt chân đến các vùng miền này thì đừng bỏ qua các món ăn này nhé.
Theo: tuoitre.vn
4.9/5 (64 votes)