5 giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông đúng chuẩn
03/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Khủng hoảng truyền thông luôn là vấn đề nhiều doanh nghiệp cần phải tránh. Thế nhưng nếu không may gặp phải khủng hoảng truyền thông phải giải quyết như thế nào?
Vậy để biết khủng hoảng truyền thông là gì và cách giải quyết ra sao, bạn không nên bỏ qua những thông tin ở bên dưới.
Khái niệm khủng hoảng truyền thông
Truyền thông được hiểu là quá trình chia sẻ, truyền đạt thông tin đến nhiều đối tượng khác nhau. Giữa những đối tượng này cần có sự tương tác qua lại, chia sẻ những tín hiệu chung. Quá trình truyền thông được đánh giá là hiệu quả khi thông tin tiếp cận đa dạng đối tượng và truyền tải đúng thông điệp.
xử lý khủng hoảng truyền thông đúng chuẩn
Khủng hoảng truyền thông là sự kiện đột phá bất ngờ xảy ra ngoài tầm kiểm soát cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo hướng tiêu cực. Nó có thể làm hại đến danh tiếng, vị thế của doanh nghiệp, tổ chức.
5 giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả
Nếu gặp phải khủng hoảng truyền thông, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số giải pháp để xử ký ở dưới đây:
Đánh giá vấn đề tạo nên khủng hoảng
Khi phát hiện khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần tìm hiểu và đánh giá những vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác. Các nhà quản trị cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất để đưa ra giải pháp hiệu quả.
Đánh giá vấn đề tạo nên khủng hoảng
Doanh nghiệp cần đánh giá được mức độ nghiêm trọng của vấn đề như thế nào? Vấn đề này ảnh hướng đến mức độ uy tín của doanh nghiệp ra sao? Mức độ ảnh hưởng?
Sau khi đặt ra hàng loạt câu hỏi tiến hành đánh giá mức độ khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp và tìm ra giải pháp.
Xử lý phản hồi của khách hàng
Khủng hoảng truyền thông xảy ra chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đối mặt với những phản hồi của đối tác, khách hàng. Lúc này doanh nghiệp cần nhanh chóng phản hồi lại khách hàng để xoa dịu lại họ.
Khi xảy ra khủng hoảng, tốc độ phản hồi khách hàng là điều quan trọng. Bởi sự im lặng từ doanh nghiệp khiến cho khách hàng phân nỗ thêm và tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, doanh nghiệp luôn trong tư thế nhận phàn nàn từ khách hàng, đối tác và phản hồi lại họ một cách khôn khéo.
Luôn giữ thái độ trung thực và tích cực
Việc xảy ra cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp không nên giấu giếm mà hãy lên tiếng rõ ràng trước giới truyền thông.
Luôn giữ thái độ trung thực và tích cực
Việc nhận lỗi sẽ giúp xoa dịu được cơn phẫn nộ từ phía khách hàng và doanh nghiệp có thể nhận được sự đồng cảm từ dư luận. Bởi việc cố gắng trốn tránh hay phủ nhận chỉ khiến khách hàng có cái nhìn tệ hơn.
Nhờ pháp luật can thiệp
Nếu cuộc khủng hoảng truyền thông quá lớn, doanh nghiệp không thể tự giải quyết được họ cần nhờ đến pháp luật.
Tuy nhiên, khi nhờ đến sự can thiệp từ pháp luật doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ càng. Bởi có thể doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rắc rối liên quan đến pháp lý.
Xây dựng quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp
Thêm một biện pháp nữa là xây dựng quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp đề phòng một số tình huống xảy ra.
- Doanh nghiệp cần có cho mình đội ngũ nhân sự quản lý các trang truyền thông để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu khủng hoảng xảy ra.
- Kiểm tra thông tin một cách chính xác nhất để đưa lên trang mạng.
- Trước khi bắt đầu một chiến dịch truyền thông hãy bảo đảm mọi thứ đều ổn, không mang lại nguy hại nào với doanh nghiệp.
Theo Timviecmarketing.com
4.9/5 (97 votes)