Trong năm đại dịch, mảng dịch vụ quảng cáo online của VNG tăng 26%, FPT trực tuyến giảm sút nhẹ
28/04/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trong năm đại dịch, doanh thu quảng cáo online của VNG tăng nhanh chóng, 26% , khi đó FPT trực tuyến giảm nhẹ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy bớt chút thời gian tìm hiểu ở ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Năm 2020, doanh thu quảng cáo online VNG mang về hơn 983 tỷ đồng, so với năm trước tăng 26%
Năm 2020, doanh thu quảng cáo online của Công ty cổ phần VNG đã đạt 983 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng hơn 26%. Năm 2019, mảng kinh doanh lớn thứ 2 của VNG có phần chững(tăng trưởng dưới 8%), trong khi đó, năm 2018, VNG tăng 38%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động bởi COVID-19 dịch vụ quảng cáo online của VNG có phần khởi sắc, trên toàn cầu ảnh hưởng nhiều tới ngành truyền thông – quảng cáo.
Ứng dụng Zalo của VNG đạt 74% tỷ lệ người dùng hàng tháng và 85% tỷ lệ sở hữu tài khoản
Bên cạnh doanh thu dịch vụ quảng cáo tăng, trò chơi online cũng tăng 13%, đạt lên tới 4.773 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ Internet và mạng viễn thông đạt 198 tỷ đồng, tăng 49%. Doanh thu dịch vụ bản quyền bài hát cũng như dịch vụ nhạc chờ giảm còn 11,5 tỷ đồng, giảm 25%.
Hiện tại, VNG đang vận hành hệ sinh thái mạng xã hội giải trí Zing(Zing News, Zing TV, Zing MP3), nền tảng OTT Zalo, Báo Mới….
Theo báo cáo của Indochina Research về vấn đề "Kỷ nguyên số của Việt Nam" đã được phát hành vào cuối năm 2019 cho hay, ứng dụng Zalo của VNG có tỷ lệ người dùng hàng tháng là 74% và tỷ lệ sở hữu tài khoản là 85%.
Đây chính là các chỉ số cao, chỉ xếp sau Messenger(75% và 91%), Youtube(92% và 90%) và Facebook(92% và 94%).
Mảng quảng cáo của VNG ngược lại so với đối thủ công ty trong ngành – FPT trực tuyến(CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT). Đơn vị sở hữu nguồn thu chính từ việc khai thác quảng cáo trên báo điện tử VnExpress.
Năm 2020, doanh thu quảng cáo trực tuyến FPT đạt 599 tỷ đồng, giảm nhẹ
Trên thực tế, năm vừa rồi, doanh thu CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT đạt 599 tỷ đồng và có phần giảm nhẹ.
Năm 2017, VNP đã bắt kịp FPT trực tuyến, thậm chí đã bỏ xa Tập đoàn từ đó
Mặc dù xuất phát từ điểm thấp hơn, thế nhưng tốc độ tăng trưởng của VNG lại gia tăng khá nhanh chóng. Vào năm 2017, họ đã bắt kịp FPT trực tuyến, thậm chí đã bỏ xa Tập đoàn này từ đó. Cho tới năm 2020, khoảng cách doanh thu giữa VNG và FPT đến 384 tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên năm 2020 của Tập đoàn FPT chia sẻ vì đại dịch xảy ra nên mảng nội dung số bị tác động, ảnh hưởng nặng nề đồng thời khách hàng/đối tác đã cắt giảm chi phí quảng cáo.
Và cách đối phó của FPT trực tuyến chính là thực hiện gói thương hiệu, truyền thông toàn diện và lần đầu tiên ghi nhận hợp đồng sở hữu hơn 1 triệu USD từ đối tác Thái Lan.
Ngoài ra, FPT đã đẩy nhanh mảng kinh doanh tổ chức sự kiện bởi được đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2020, doanh thu tổ chức sự kiện tăng 28% đạt 51 tỷ đồng và năm 2021 tăng 100%, đạt 100 tỷ đồng.
Theo Cafef.vn
4.8/5 (101 votes)