Tiểu sử Tần Thủy Hoàng: Vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa và những bí ẩn
26/12/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế độc ác, tàn bạo, máu lạnh nhưng cũng không kém phần thông minh và góp nhiều công sức xây dựng đất nước Trung Hoa phát triển.
Cho đến ngày nay, tiếng tăm của ông vẫn được người đời truyền đi rộng rãi. Vậy vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng có lịch sử như thế nào? Ông đã góp công thống nhất 6 nước chư lập nên Trung Quốc ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khai sáng thêm nhiều thông tin thú vị.
Tiểu sử cuộc đời của vị vua máu lạnh Tần Thủy Hoàng Đế
Tần Thủy Hoàng(họ Doanh, tên Chính) sinh ngày 18/2/259 TCN và qua đời vào ngày 11/7/210 TCN. Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng tự xưng là Thủy Hoàng đế và chứng minh rằng nhà Tần vĩ đại hơn các triều đại khác.
Tần Vương mang danh là hoàng đế độc ác và tàn bạo nhất lịch sử Trung Hoa
Ông là vị Tần vương thứ 36 của triều đại nhà Tần và cũng là người đầu tiên chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc, thống nhất đất nước Trung Hoa.
Thời Chiến Quốc, Trung Nguyên chỉ còn 7 nước lớn sau nhiều trận chiến khốc liệt, thôn tính lẫn nhau. Doanh Chính lên ngôi vào cuối thời này cũng là lúc thế lực của nước Tần đang trong giai đoạn hùng mạnh nhất.
Tần Thủy Hoàng áp dụng chính sách mở cửa chiêu mộ các nhân tài. Chính vì thế, bên cạnh ông không chỉ Úy Liêu, Lý Tư(quan văn) bày mưu tính kế mà còn có nhiều tướng tài khác: Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Lý Tín, Mông Điềm, Mông Vũ.
Tham vọng đi tìm sự bất tử
Từ năm 230 – 221 TCN, Doanh Chính xuất quân lần lượt tiêu diệt 6 nước(Triệu, Yên, Sở, Hàn, Ngụy, Chu) và thống nhất Trung Hoa.
3 Mối tình khắc cốt ghi tâm của Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng là hoàng đế có quyền lực tối thượng mà còn khiến hậu thế tranh cãi nhiều về chuyện tình cảm của mình. Sau đây là 3 mối tình khắc cốt ghi tâm của ông.
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế có quyền lực tối thượng nhất lịch sử Trung Hoa
Chuyện tình buồn với Lệ Cơ(cháu gái đại tướng nước Vệ)
Khi còn nhỏ, Tần Thủy Hoàng thường xuyên bị bắt nạt, ức hiếp, Lệ Cơ cùng 2 đàn huynh giải nguy. Ông đã đem lòng yêu thương cô từ thời điểm này. Lúc ông 22 tuổi, Lệ Cơ phải lòng Kinh Kha. Không may, Kinh Nha trong lần bảo vệ Lệ Cơ bị trúng độc.
Lệ Cơ xin thuốc giải cho Kinh Kha nên đành phải tiến cung làm phi tần của Tần Thủy Hoàng. Khi Tần vương muốn thống nhất thiên hạ, Lệ Cơ và ngài bắt đầu thường xuyên xảy ra xung khắc.
Đồng thời, con của Lệ Cơ và Kinh Kha có ý định giết vua đoạt ngôi khiến ông tức giận đã ra lệnh xử tử cùng Kinh Kha. Lệ Cơ căm phẫn nên đã tự vẫn trước mặt ông.
Mối tình đẹp với mỹ nhân A Phòng
Vào lúc quân lính nước Tần chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam, quân Tần bị căn bệnh dịch hạch tấn công. Quân phía Nam đưa thôn nữ tên A Phòng trà trộn vào doanh trại của quân Tần để giúp chữa bệnh(gián điệp).
Tần Thủy Hoàng cảm thấy A Phòng giống nữ nhân mà ông quen ngày xưa nên đã nảy sinh tình cảm. Ông cũng hứa hẹn sau khi thống nhất Trung Hoa sẽ cho nàng danh phận.
Đáng tiếc, nàng A Phòng không may qua đời, Tần Vương dù hoàn thành giấc mơ nhưng người thương đã không còn.
Đội quân đất nung canh dữ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng
Chuyện tình với góa phụ Ba Quả
"Góa phụ Ba Quả" là biệt danh của vị mỹ nhân tên Thanh tại đất Ba Thục. Khi còn trẻ bà được gả cho một phú gia nhưng chưa bao lâu thì chồng mắc bệnh qua đời.
Bà một mình đứng ra quán xuyến, sản xuất thần dược Đan Sa. Danh tiếng vang xa đến Tần Thủy Hoàng cũng biết. Sau khi mời vào cung diện kiến, Tần vương đã phong tặng bà tước hiệu "Trinh Phụ".
Khi bà qua đời, ông còn cho xây dựng đài "Nữ Hoài Thanh Đài" để tưởng nhớ nữ nhân tài năng này.
Những công trạng của vị vua tàn bạo nhất lịch sử Trung Quốc
Sau đây là những công trạng của vị vua máu lạnh, tàn bạo và độc ác nhất lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ:
Tần Thủy Hoàng - Vị hoàng đế đầu tiên thống nhất đất nước Trung Quốc
Công trạng của vị vua tàn bạo nhất lịch sử Trung Quốc |
Chi tiết |
Thống nhất Trung Hoa |
- Năm 230 TCN, Doanh Chính phát động những chiến dịch cuối của thời Chiến Quốc để lần lượt chiếm lấy từng nước. - Năm 230 TCN, Tần vương xuất quân đánh Hàn và thành công. Sau đó, ông đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên. - Năm 229 TCN, ông ra lệnh điều quân lên đánh Triệu dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu. Chớp thời cơ, ông đã giết và nước Triệu bị động đất dồn ép quân Triệu đến đường cùng. - Năm 227 TCN, sau khi bị Kinh Kha ám sát hụt, Tần vương hạ lệnh và tấn công vào đất Yên. - Năm 225 TCN, ông mang 20 vạn quân đánh Sở và đã thành công. - Năm 222 TCN, quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Bí tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt phần tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên Vương Hỷ và đặt dấu chấm hết cho nước Yên. - Năm 221 TCN, Doanh Chính xâm lược nước Tề. Cả sáu nước đều hoàn toàn bị thôn tính. |
Chính sách đổi mới Trung Quốc |
- Sau khi thống nhất, về chính trị thì ông đã bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ các quận huyện. - Quan lại trung ương. địa phương đều do vua tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, không thi hành chế độ cha truyền con nối. |
Thành tựu của Tần Thủy Hoàng
Trên đây là tất tần tật về lịch sử cuộc đời huy hoàng của vị vua tàn bạo nhất đất nước Trung Hoa. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng góp nhiều công sức trong việc giữ vững và xây dựng nước nhà. Ông xứng đáng được người đời tưởng nhớ và khắc cốt ghi tâm.
Theo: soha.vn và tiengtrung.com
4.8/5 (73 votes)