Điểm mặt 6 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản
19/06/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản gồm con chưa thành niên của người để lại tài sản, cha của người để lại tài sản, mẹ của người để lại tài sản,…
Theo quy định của Bộ Luật sẽ có 6 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản. Mời bạn theo dõi những chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Chỉ ra 6 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản
Theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định tại điều 609, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của riêng mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được thừa hưởng tài sản thừa kế
Nếu người chết mà để lại di chúc hợp pháp thì tài sản sẽ được phân chia theo như văn bản, nếu không có di chúc hoặc không hợp lệ sẽ theo pháp luật để thực hiện.
Tuy nhiên, tại điều 644 của Bộ luật đã quy định 6 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản. Cụ thể:
- Con chưa thành niên của người để lại tài sản.
- Cha của người để lại tài sản.
- Mẹ của người để lại tài sản.
- Vợ của người để lại tài sản.
- Chồng của người để lại tài sản.
- Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại tài sản.
Theo đó, những trường hợp trên không có tên trong di chúc vẫn được thừa hưởng tài sản do có mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ vợ chồng gắn bó sâu sắc với người để lại.
Tại Bộ luật này, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật.
Tuy nhiên, những quy định này không được áp dụng đối với các trường hợp thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối không nhận hoặc không có quyền nhận thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai gồm những đối tượng nào?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai bao gồm các đối tượng sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai
● Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
● Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
● Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
● Cha nuôi, mẹ nuôi của người chết và các con của họ;
● Cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ của người chết và các con của họ.
Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất là những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người chết, bao gồm vợ, chồng, cha, mẹ, con, con nuôi.
Hàng thừa kế thứ hai là những người có quan hệ huyết thống gián tiếp với người chết, bao gồm ông, bà, anh, chị, em ruột của người chết, cháu ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con của cha nuôi, mẹ nuôi, cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ của người chết.
Trong trường hợp người chết không có di chúc thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Nếu không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai.
Kết luận
Tóm lại, những trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản bao gồm các đối tượng mà mọi người cần nắm rõ đó là con chưa thành niên của người để lại tài sản, cha của người để lại tài sản, mẹ của người để lại tài sản,…
Chắc hẳn trong mỗi công dân Việt Nam cần được nắm rõ các Bộ Luật đặc biệt là Luật về “ Trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế tài sản”. Cảm ơn bạn đã đón đọc những chia sẻ của hệ thống!
Theo Phunutoday.vn
4.9/5 (32 votes)