Tiểu sử tác giả Phạm Duy Tốn: Nhà văn tiên phong của nền văn học Việt Nam
24/03/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn tiên phong của nền văn học nước nhà. Ngoài ra ông còn là một nhà tiên phong của văn học mới Việt Nam và có một số bút danh nổi tiếng như Đông Phương Sóc, Thọ A, Ưu Thời Mẫn.
Vậy cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết tham khảo sau đây.
Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phạm Duy Tốn
Phạm Duy Tốn sinh năm 1883 mất năm 1924 tại Thành phố Hà Nội. Ông là một nhà tiên phong của văn học mới Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 và có một số bút danh nổi tiếng như Đông Phương Sóc, Thọ A, Ưu Thời Mẫn.
Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn tiên phong của nền văn học nước nhà
Nhà văn đã từng viết bài cho 11 tờ báo khác nhau. Nhưng có lẽ bài “Hoạn nạn tương cứu” đã gây dấu ấn mạnh mẽ vì tác phẩm đã nói về trận lũ lụt ở Bắc Kỳ vào năm 1915. Trận lũ ấy đã làm cho 60.000 người thiệt mạng.
Sau khi bài báo công chúng đã có một hội từ thiện được thành lập gây quỹ để gửi cho người dân miền Bắc. Nhà văn còn là một nhà chính trị và được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, sự nghiệp sáng tác của ông rất ngắn. Ông chỉ sáng tác có 4 tác phẩm duy nhất và được xem là một nhà văn có sức ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam.
Không những thế, ông còn được coi là người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của văn học nước nhà. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như “Nước đời lắm nỗi, Sống chết mặc bay, Tiếu lâm An Nam, Bực mình hay Câu chuyện thương tâm”.
Thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh người nông dân đang hốt hoảng và tuyệt vọng trước thiên tai.
Cuộc sống thời trẻ của Phạm Duy Tốn
Vào năm 1901, Phạm Duy Tốn tốt nghiệp trường Thông ngôn Hà Nội. Sau thời kỳ tốt nghiệp, ông được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu.
Theo đó, ông là người Việt Nam cắt tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu
Theo đó, ông là người Việt Nam cắt tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu. Nhà văn cùng nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh cùng một số người thành lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục vào năm 1970 tại Hà Nội.
Khi không còn dạy học, Phạm Duy Tốn đã vay tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo và cùng bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên. Nhưng có vẻ ông không thích thú với việc này.
Ông được một người bạn Pháp giới thiệu vào làm việc cho chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một thời gian sau ông bỏ về Việt Nam để tham gia viết văn và làm báo.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ chia sẻ về tác giả Phạm Duy Tốn: Nhà văn tiên phong của nền văn học Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Phạm Duy Tốn.
Theo vndoc.com và loigiaihay.com
4.9/5 (62 votes)