Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid

calendar 12/01/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Bạn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại quốc gia khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh? Do có tính bảo hộ theo lãnh thổ nên bạn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Điều kiện để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế hợp lệ

Để nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc tại Việt Nam dựa theo Hệ thống Madrid, bạn cần đáp ứng điều kiện sau:

- Cá nhân có quốc tịch tại những nước là thành viên của Hệ thống Madrid. Hoặc là những tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp ở những nước thành viên của Hệ thống Madrid.

- Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid cần dựa vào đơn đăng ký cơ sở đã nộp cho Cục SHTT hoặc đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Điều kiện để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế hợp lệ

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid

Trước khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- 02 tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc tại Việt Nam, được đánh máy theo mẫu 06-ĐKQT Phụ lục C trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

- 02 bản tờ khai MM2 (được đăng tải ở website: http://wipo.int với ngôn ngữ Tiếng Anh).

- 05 mẫu nhãn hiệu.

- Giấy ủy quyền (nếu có).

- Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc là bản phô tô GCN đăng ký nhãn hiệu.

- 02 bản MM18 khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định vào Hoa Kỳ.

- Phí để thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục SHTT là 2.000.000VNĐ.

- Phí để nộp cho văn phòng quốc tế.

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến những điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT. Cụ thể:

- Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ, tại 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại tầng 3, số 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Trong trường hợp bạn nộp hồ sơ qua bưu điện, bạn cần phải chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Tiếp đến bạn phải phô tô Giấy biên nhận đã chuyển tiền gửi kèm với bộ hồ sơ tới một trong những điểm tiếp nhận nêu trên để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí đến một trong những điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục SHTT, bạn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng với điểm tiếp nhận đơn đó).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid

Nhận thông báo dự định cấp VBBH quốc tế

Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế, bạn cần phải trải qua hai thủ tục chính. Cụ thể:

- Thủ tục tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được nộp tới Văn phòng của Tổ chức SHTT quốc tế đóng ở Thụy Sĩ trong 30 ngày từ ngày nhận đủ tài liệu đơn hợp lệ dựa theo quy định thông qua của Cục SHTT.

- Thủ tục chuyển đơn: Cục SHTT có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế của bạn cho Văn phòng.

Sau đó bạn sẽ nhận được thông báo dự định cấp VBBH quốc tế qua 2 trường hợp sau:

- Khi đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hợp lệ: Bạn sẽ nhận được thông báo việc nộp lệ phí cho đơn đăng ký từ Cục Sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Bạn sẽ nhận thông báo kết quả xem xét lại đơn đăng ký từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Nhận kết quả

Nếu như đơn quốc tế nhãn hiệu của bạn đáp ứng được những yêu cầu đã quy định, đồng thời nhãn hiệu được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế, công bố trên Công báo. Lúc này, WIPO sẽ thông báo cho từng quốc gia là thành viên của Hệ thống Madrid được chỉ định yêu cầu bảo hộ.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đăng ký quốc tế nhãn hiệu của những nước được chỉ định sẽ xét nghiệm nhãn hiệu dựa vào cơ sở tiêu chuẩn bảo hộ của luật nhãn hiệu nước mình. Nếu đơn hợp lệ, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nhận được VBBH nhãn hiệu quốc tế.

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu quốc tế là trong vòng 10 năm. Sau thời hạn này, chủ nhãn hiệu có thể tiến hành làm mới đơn đăng ký.

Hy vọng với chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về những thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid. Nếu cần thêm tư vấn, đừng quên gọi cho chúng tôi ngay hôm nay bạn nhé!

Theo: noip.gov.vn

4.9/5 (112 votes)

17 11/24

Quy định về thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Những thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? Theo quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân/tổ chức khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết các thủ tục liên quan bạn nhé!

15 11/24

Hướng dẫn thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhu cầu sửa đổi hoặc chuyển giao đơn cho chủ sở hữu khác. Vậy thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

13 11/24

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin nhãn hiệu chính xác nhất

Tra cứu thông tin nhãn hiệu là khâu quan trọng khi đăng ký bảo hộ quyền SHCN theo quy định của pháp luật. Với mục đích là tránh xảy ra trường hợp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do những vấn đề bị trùng hoặc gây nhầm lẫn….

11 11/24

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu mới nhất

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu được quy định như thế nào? Trình tự đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ, chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được đáp án cho những câu hỏi trên. Vậy nên đừng vội bỏ qua bất cứ thông tin nào dưới đây bạn nhé!

09 11/24

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid

Bạn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại quốc gia khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh? Do có tính bảo hộ theo lãnh thổ nên bạn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

07 11/24

Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

Xác định được nhóm dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu cũng tức là bạn đã xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại này dựa trên bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp chứ không dựa vào danh mục nhóm ngành bạn đăng ký kinh doanh.

05 11/24

Hướng dẫn chi tiết các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Cá nhân/tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ, công nhận. Để hiểu rõ hơn về những thủ tục đăng ký nhãn hiệu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!