Hướng dẫn chi tiết các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

calendar 12/01/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Cá nhân/tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ, công nhận. Để hiểu rõ hơn về những thủ tục đăng ký nhãn hiệu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu chính là việc xác lập quyền với nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu này được thực hiện bằng cách là nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, qua 2 hình thức:

- Hình thức nộp đơn giấy: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Nộp đơn trực tuyến: Tức là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua mạng trên website chính của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đăng ký nhãn hiệu chính là việc xác lập quyền với nhãn hiệu của mình

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2021

Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu diễn ra như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

- 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu và được đánh máy theo mẫu số dựa trên quy định của nhà nước.

- 05 mẫu nhãn hiệu theo quy định.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Giấy uỷ quyền (nếu có).

- Tài liệu xác nhận được phép dùng dấu hiệu đặc biệt (nếu như nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa cờ, biểu tượng, huy hiệu của cơ quan hay các tổ chức trong nước và ngoài nước…).

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có).

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu như đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể, ngoài giấy tờ kể trên, bạn cần chuẩn bị thêm:

- Quy chế dùng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.

- Bản thuyết minh về chất lượng đặc trưng, tính chất của sản phẩm mang nhãn hiệu.

- Bản đồ khu vực địa lý.

- Văn bản được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép việc dùng địa danh hoặc là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để tiến hành đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2021

Thẩm định hình thức

Thẩm định hình thức là giai đoạn quan trọng nhất khi đăng ký nhãn hiệu. Nó quyết định xem đơn đăng ký nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức có được duyệt không.

Sau khi nộp đơn đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ, những thẩm định viên sẽ xem xét thông tin khai trên tờ khai. Sau đó phân nhóm dịch vụ/hàng hóa và xem xét tới phí nộp theo số nhóm dịch vụ/hàng hóa và những sản phẩm trong nhóm rồi tiến hành xem những tài liệu khác trong đơn.

Các thẩm định viên có thể đưa ra công văn từ chối nếu như đơn có thiết sót bất kỳ hình thức nào. Khi nhận được công văn thẩm định thì bạn sẽ có 1 tháng kể từ ngày ký công văn để trả lời. Nếu quá thời hạn mà không trả lời thì coi như đơn của bạn bị rút bỏ.

Công bố đơn đăng ký đã đạt yêu cầu trên công báo của Cục Sở hữu Trí Tuệ

Bước tiếp theo là việc công bố đơn đăng ký đã đạt yêu cầu trên công báo của Cục Sở hữu Trí Tuệ. Việc này nhằm cho những cá nhân/tổ chức khác biết tới nhãn hiệu của bạn. Bất kỳ một bên thứ ba nào cũng đều có quyền đưa ra phản đối về việc cấp bằng của những nhãn hiệu được đăng trên báo của Cục Sở hữu Trí tuệ nếu như đưa ra lý do xác đáng.

Đơn nhãn hiệu sẽ được công bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Công bố đơn đăng ký đã đạt yêu cầu trên công báo của Cục Sở hữu Trí Tuệ

Thẩm định nội dung

Thời gian để thẩm định nội dung của đơn đăng ký theo quy định Cục Sở hữu Trí tuệ là không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Nhưng thực tế thời gian để xử lý trong giai đoạn này thường là từ 14 – 16 tháng.

Cấp bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bạn phải tiến hành nộp phí cấp bằng, nhận văn bằng khoản từ 2-3 tháng kể từ ngày làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Sau khi nhãn hiệu được cấp bằng, bạn sẽ có quyền độc quyền với việc dùng, ngăn cấm hoặc cho phép người khác dùng nhãn hiệu của mình.

Khi phát hiện nhãn hiệu tương tự, có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, bạn có thể tự mình hoặc qua một đại diện sở hữu trí tuệ xử lý vi phạm nếu thấy cần thiết.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu

- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000VNĐ.

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ.

- Phí tra cứu phục vụ TDND: 180.000VNĐ/01 nhóm dịch vụ, sản phẩm.

- Phí tra cứu cho dịch vụ, sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 dịch vụ, sản phẩm.

- Phí thẩm định nội dung đơn: 550.000VNĐ/01 nhóm dịch vụ, sản phẩm.

- Phí thẩm định nội dung cho dịch vụ, sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 dịch vụ, sản phẩm.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất trong năm 2021. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều bài viết hay khác bạn nhé!

Theo: noip.gov.vn

4.9/5 (100 votes)

17 11/24

Quy định về thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Những thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? Theo quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân/tổ chức khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết các thủ tục liên quan bạn nhé!

15 11/24

Hướng dẫn thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhu cầu sửa đổi hoặc chuyển giao đơn cho chủ sở hữu khác. Vậy thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

13 11/24

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin nhãn hiệu chính xác nhất

Tra cứu thông tin nhãn hiệu là khâu quan trọng khi đăng ký bảo hộ quyền SHCN theo quy định của pháp luật. Với mục đích là tránh xảy ra trường hợp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do những vấn đề bị trùng hoặc gây nhầm lẫn….

11 11/24

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu mới nhất

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu được quy định như thế nào? Trình tự đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ, chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được đáp án cho những câu hỏi trên. Vậy nên đừng vội bỏ qua bất cứ thông tin nào dưới đây bạn nhé!

09 11/24

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid

Bạn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại quốc gia khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh? Do có tính bảo hộ theo lãnh thổ nên bạn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

07 11/24

Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

Xác định được nhóm dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu cũng tức là bạn đã xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại này dựa trên bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp chứ không dựa vào danh mục nhóm ngành bạn đăng ký kinh doanh.

05 11/24

Hướng dẫn chi tiết các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Cá nhân/tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ, công nhận. Để hiểu rõ hơn về những thủ tục đăng ký nhãn hiệu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!