Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

calendar 12/01/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Xác định được nhóm dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu cũng tức là bạn đã xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại này dựa trên bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp chứ không dựa vào danh mục nhóm ngành bạn đăng ký kinh doanh.

Phân loại quốc tế về hàng hóa đăng ký nhãn hiệu (phân loại Ni-xơ)

Đây là hệ thống phân loại quốc tế được dùng để phân loại những hàng hóa/dịch vụ phục vụ đăng ký nhãn hiệu. Phân loại Ni-xơ được xây dựng dựa trên Thỏa ước Ni-xơ năm 1957 và nó được sửa đổi thường kỳ bởi một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ni-xơ.

Phân loại quốc tế về hàng hóa đăng ký nhãn hiệu (phân loại Ni-xơ)

Bảng phân loại nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được chia thành 45 nhóm. Trong đó từ nhóm 1 - 34 là những nhóm về sản xuất hàng hóa. Cụ thể:

Bảng phân loại hàng hóa đăng ký nhãn hiệu

Nhóm

Hàng hóa đăng ký nhãn hiệu

Nhóm 1

Những hóa chất dùng cho khoa học, công nghiệp, nhiếp ảnh, nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề làm vườn.

Nhóm 2

Thuốc màu, sơn, Vecni, mỹ phẩm.

Nhóm 3

Chất dùng để tẩy trắng và những chất khác sử dụng để giặt.

Nhóm 4

Dầu cùng với mỡ công nghiệp.

Nhóm 5

Những chế phẩm dược và thú y.

Nhóm 6

Quặng, kim loại thường cùng với hợp kim của chúng.

Nhóm 7

Máy và máy công cụ, động cơ, đầy máy cùng các bộ phận truyền động, ghép nối, nông cụ,…

Nhóm 8

Công cụ và những dụng cụ cầm tay thao tác thủ công.

Nhóm 9

Thiết bị và dụng cụ khoa học, trắc địa, hàng hải, điện ảnh, nhiếp ảnh, quang học, đo, cân, báo hiệu, kiểm soát, kiểm tra, giám sát, giảng dạy và cấp cứu, thiết bị và dụng cụ được dùng để chuyển mạch, truyền dẫn, biến đổi, điều chỉnh, tích hoặc điều khiển năng lượng điện.

Nhóm 10

Thiết bị cùng với dụng cụ phẫu thuật, nha khoa, y tế, thú y và chân, tay, mắt, răng giả.

Nhóm 11

Thiết bị dùng để sưởi nóng, chiếu sáng, sinh hơi nước, làm lạnh, nấu nướng, sấy khô, cấp nước, thông gió và mục đích vệ sinh.

Nhóm 12

Các loại xe cộ.

Nhóm 13

Các loại vũ khí cháy nổ.

Nhóm 14

Kim loại quý cùng những hợp kim của chúng và hàng hoá được làm hoặc bọc từ các kim loại này (không được xếp trong nhóm khác).

Nhóm 15

Những dụng cụ âm nhạc.

Nhóm 16

Giấy, các tông cùng với hàng hoá được làm từ những vật liệu này (không được xếp trong nhóm khác).

Nhóm 17

Nhựa pec-ca, cao su gôm, Mi-ca, Amiang, và sản phẩm làm từ những loại vật liệu này (không được xếp trong nhóm khác).

Nhóm 18

Da và giả da, cùng những sản phẩm làm từ vật liệu kể trên (không được xếp trong nhóm khác).

Nhóm 19

Các vật liệu xây dựng phi kim loại.

Nhóm 20

Ðồ đạc (ghế, bàn, tủ, giường, giá, kệ, ...), khung ảnh, gương.

Nhóm 21

Dụng cụ và những đồ chứa được dùng cho bếp núc hoặc gia đình.

Nhóm 22

Dây, lưới, dây thừng, lều (trại), vải nhựa (vải dầu), vải bạt, bao đựng, buồm, và túi (không xếp vào những nhóm khác).

Nhóm 23

Các loại sợi được dùng để dệt.

Nhóm 24

Vải cùng với hàng dệt (không xếp vào những nhóm khác).

Nhóm 25

Đồ đi chân, quần áo, đồ đội đầu.

Nhóm 26

Đồ thêu, dải, ruy băng và đăng ten.

Nhóm 27

Thảm, thảm chùi chân, chiếu, vải sơn và những loại vật liệu trải sàn khác cùng với giấy dán tường (trừ những loại làm bằng hàng dệt).

Nhóm 28

Đồ chơi, trò chơi.

Nhóm 29

Cá, thịt, gia cầm, thú săn, chất chiết ra từ thịt, rau, quả được phơi khô, bảo quản hoặc nấu chín, trứng, sữa,….

Nhóm 30

Chè, cà phê, ca cao, gạo, cà phê nhân tạo, gia vị, các chế phẩm làm từ ngũ cốc.

Nhóm 31

Hạt và các sản phẩm nông nghiệp, làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác

Nhóm 32

Bia, nước ga, các loại nước uống không có cồn, đồ uống hoa quả, các chế phẩm để làm đồ uống.

Nhóm 33

Đồ uống có cồn trừ bia ra.

Nhóm 34

Thuốc lá và vật dụng cho người hút thuốc.

Bảng phân loại dịch đăng ký nhãn hiệu

Phân loại dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dựa theo phân loại Ni-xơ

Trong 45 nhóm từ nhóm 35 đến nhóm 45 là những nhóm về dịch vụ. Cụ thể chúng ta có bảng phân loại dịch đăng ký nhãn hiệu như sau:

Bảng phân loại dịch đăng ký nhãn hiệu

Nhóm

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Nhóm 35

Quảng cáo, quản lý giao dịch, quản lý kinh doanh và hoạt động văn phòng.

Nhóm 36

Bảo hiểm, tiền tệ, tài chính và bất động sản.

Nhóm 37

Xây dựng.

Nhóm 38

Viễn thông.

Nhóm 39

Vận tải, du lịch, đóng gói và lưu trữ hàng hóa.

Nhóm 40

Xử lý vật liệu.

Nhóm 41

Giáo dục, đào tạo và giải trí.

Nhóm 42

Những dịch vụ khoa học, công nghệ, nghiên cứu và những thiết kế có liên quan tới chúng.

Nhóm 43

Dịch vụ cung cấp đồ uống, thực phẩm và chỗ ở tạm thời.

Nhóm 44

Dịch vụ y tế.

Nhóm 45

- Dịch vụ pháp lý.

- Dịch vụ an ninh với mục đích bảo vệ người và tài sản.

- Các dịch vụ xã hội và cá nhân được cung cấp bởi người khác giúp phục vụ cho những  nhu cầu thiết yếu của cá nhân.

 

Trên đây là bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể xác định được nhóm dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu của mình. Nếu cần thêm tư vấn, đừng quên kết nối cho chúng tôi ngay hôm nay bạn nhé!

Theo: noip.gov.vn

4.9/5 (113 votes)

17 11/24

Quy định về thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Những thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? Theo quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân/tổ chức khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết các thủ tục liên quan bạn nhé!

15 11/24

Hướng dẫn thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhu cầu sửa đổi hoặc chuyển giao đơn cho chủ sở hữu khác. Vậy thủ tục sửa đổi đơn, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

13 11/24

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin nhãn hiệu chính xác nhất

Tra cứu thông tin nhãn hiệu là khâu quan trọng khi đăng ký bảo hộ quyền SHCN theo quy định của pháp luật. Với mục đích là tránh xảy ra trường hợp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do những vấn đề bị trùng hoặc gây nhầm lẫn….

11 11/24

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu mới nhất

Thủ tục giải quyết khiếu nại nhãn hiệu được quy định như thế nào? Trình tự đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ, chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được đáp án cho những câu hỏi trên. Vậy nên đừng vội bỏ qua bất cứ thông tin nào dưới đây bạn nhé!

09 11/24

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam theo Hệ thống Madrid

Bạn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại quốc gia khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh? Do có tính bảo hộ theo lãnh thổ nên bạn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

07 11/24

Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

Xác định được nhóm dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu cũng tức là bạn đã xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, việc phân loại này dựa trên bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp chứ không dựa vào danh mục nhóm ngành bạn đăng ký kinh doanh.

05 11/24

Hướng dẫn chi tiết các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Cá nhân/tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ, công nhận. Để hiểu rõ hơn về những thủ tục đăng ký nhãn hiệu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!