Thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine Covid-19 là bao nhiêu? Các loại vaccine Covid-19 có thể tiêm chung với nhau

calendar 14/09/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Việt Nam hiện đang sử dụng các loại vaccine tiêm phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép như: Moderna(Mỹ), AstraZeneca(Anh), Pfizer(Mỹ - Đức), Sputnik(Nga),...

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về tiêm các loại vaccine Covid-19 này. Để trang bị cho mình kiến thức tốt nhất khi tiêm phòng, quý độc giả đừng vội bỏ qua.

Tại Việt Nam hiện đang sử dụng các loại vaccine Covid-19 nào?

Lá chắn an toàn giúp bảo vệ bản thân bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19 chính là tiêm vaccine. Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng 6 loại vaccine ngừa Covid-19 tại Việt Nam bao gồm:

Tiêm vaccine chính là lá chắn an toàn giúp bảo vệ bạn và gia đình trước dịch Covid-19

- Vaccine Moderna – được nghiên cứu, sản xuất tại nước Mỹ.

- Vaccine Sinopharm – do hãng dược phẩm của Trung Quốc sản xuất.

- Vaccine Sinovax – loại vaccine thứ hai của Trung Quốc.

- Vaccine AstraZeneca – được nghiên cứu, phát triển tại Anh.

- Vaccine Pfizer – do Mỹ - Đức sản xuất.

- Vaccine Sputnik – được Nga phát triển.

Tiêm vaccine cùng hay khác loại sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào, mũi thứ 2 tốt nhất nên tiêm bằng vaccine đó.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người tiêm chủng nên tiêm 2 mũi là cùng một loại vaccine

Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vaccine bị hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca nếu được người tiêm chủng đồng ý.

Đối với người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca, tuyệt đối không được sử dụng vaccine Moderna hoặc các vaccine khác để tiêm mũi thứ 2. Cụ thể:

- Mũi 1: AstraZeneca – Mũi 2: AstraZeneca hoặc Pfizer(nếu người tiêm chủng đồng ý).

- Mũi 1: Sinopharm – Mũi 2: Sinopharm.

- Mũi 1: Pfizer – Mũi 2: Pfizer.

- Mũi 1: Vaccine Moderna – Mũi 2: Moderna.

- Mũi 1: AstraZeneca – Mũi 2: Không được phép sử dụng Moderna.

Quy định về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm

Để tạo được miễn dịch cho cơ thể người tiêm chủng, cả 6 loại vaccine được cấp phép đều cần phải tiêm 2 mũi. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo Quyết định 3588/QĐ-BYT cụ thể như sau:

Để tạo được miễn dịch cho cơ thể, các loại vaccine đều cần phải tiêm 2 mũi

- Vaccine AstraZeneca: Hai mũi cách nhau từ 8 – 12 tuần.

- Vaccine Sputnik: 3 tuần.

- Vaccine Pfizer: 3 tuần.

- Vaccine Vero Cell(tên gọi khác là SARS CoV-2 Vaccine): 3 – 4 tuần.

- Vaccine Moderna: 4 tuần.

Trên đây là thông tin cho biết khoảng cách mũi tiêm thứ 2 của các loại vaccine cho tác dụng hiệu quả nhất, người tiêm chủng nên lưu ý.

Một số lưu ý quan trọng sau khi tiêm vaccine Covid-19

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau:

Phải đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ sau khi tiêm vaccine

- Luôn có người bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau khi tiêm chủng vaccine Covid-19.

- Trong 3 ngày đầu, bạn không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

- Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

- Nếu thấy tại vị trí tiêm bị sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ, bạn hãy tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh không được bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì mà hãy đi khám ngay.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy xuất hiện tình trạng sốt dưới 38,5 độ, bạn hãy nới lỏng, cởi bớt quần áo, lau, chườm bằng khăn ấm tại trán, nách, bẹn, không để bản thân nhiễm lạnh, uống đủ nước, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Còn nếu trong trường hợp sốt trên 38,5 độ, bạn nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Nếu không cắt được hoặc bị sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Ở nước ta, các loại vaccine đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V.

Theo Bvdklangson.com.vn

4.9/5 (102 votes)

01 02/25

Những việc cần làm khi cấp cứu cho người bị đột quỵ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Dưới đây là những việc cần làm khi cấp cứu người bị đột quỵ.

30 01/25

Chữa bệnh hiệu quả với các bài thuốc từ Quýt đơn giản!

Bài thuốc từ Quýt chữa được một số loại bệnh hữu hiệu mà bạn không nên bỏ qua. Bao gồm như cảm cúm, ho nhiều đờm, sưng tấy, ứ huyết, đau bụng, kiết lỵ,...

28 01/25

Điểm danh 3 nguyên nhân gây sâu răng không phải ai cũng biết

Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến nhất là chế độ ăn uống không hợp lý. Bên cạnh đó, khô miệng hay vệ sinh răng miệng kém cũng gây ra vấn đề trên.

26 01/25

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ( OCD ): Bệnh lý thần kinh không nên xem nhẹ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế(OCD) là hội chứng tâm lý xảy ra khi chúng ta có suy nghĩ, hành vi lặp đi lặp lại trong vô thức. Các triệu chứng OCD thường xuất hiện và biến mất tùy từng thời điểm.

24 01/25

Nguồn gốc và tác dụng của cây Nhàu cho con người

Tác dụng của cây Nhàu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phải kể đến hỗ trợ điều trị tim mạch, tiểu đường, ung thư, chống viêm,...

22 01/25

Điểm danh 3 cách làm giảm hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà

Cách làm giảm hôi miệng bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Ngoài ra, bệnh nhân nên uống nhiều nước, dùng các nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng này.

20 01/25

Những tác dụng của rau Ngót đối với sức khỏe bạn nên biết

Tác dụng của rau Ngót giúp bạn giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, loại rau này còn có công dụng hạ huyết áp và điều trị tiểu đường rất hiệu quả.

18 01/25

3 mẹo tránh ốm khi ngủ mở quạt suốt đêm

Mẹo tránh ốm khi ngủ mở quạt bạn nên dùng máy tạo độ ẩm, vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Ngoài ra, để quạt xa giường cũng là lựa chọn hoàn hảo cho vấn đề này.

16 01/25

3 tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh

Tác dụng của lá lốt trong việc chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, đau bụng. Ngoài ra, cây thuốc còn chữa bệnh trĩ và bệnh ra mồ hôi tay, chân rất hiệu quả.

14 01/25

3 nguyên nhân gây hôi miệng bạn nên biết

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể do bạn vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị khô miệng hay gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng gây ra tình trạng trên.

12 01/25

Top 3 tác hại khi ăn mì gói hằng ngày

Tác hại khi ăn mì gói hằng ngày có thể khiến bạn mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, nếu bạn dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ béo phì.

10 01/25

4 bộ phận của cá không nên ăn để tránh gây hại cho sức khỏe

Bộ phận của cá không nên ăn trước tiên là phần nhầy ngoài thân cá. Sau đó, đến phần màng đen trong bụng cá, ruột cá hay mật của thực phẩm.

08 01/25

Tóc bạc sớm ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Vị trí thường mọc tóc bạc không thể thiếu là đỉnh đầu. Bên cạnh đó, các vị trí như trán, thái dương hay sau đầu cũng là nơi xuất hiện nhiều tình trạng này.

06 01/25

Ung thư vùng bụng- 5 loại bệnh bạn nên biết!

Ung thư vùng bụng là một thuật ngữ chung để chỉ các loại ung thư phát triển trong các cơ quan thuộc hệ thống tiêu hóa và sinh sản, bao gồm ung thư gan, ung thư đại trực tràng,…

04 01/25

Những tác dụng khi uống bò húc bạn nên biết

Tác dụng khi uống bò húc phải kể đến khả năng giải khát rất tốt. Bên cạnh đó, nó sẽ tăng cao sự tập trung, giảm cảm giác mệt mỏi,...

02 01/25

Liệt kê 3 tác hại của thuốc lá điện tử bạn cần biết

Tác hại của thuốc lá điện tử phải kể đến việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và thận. Bên cạnh đó, nó còn gây nghiện hoặc làm tăng những nguy cơ chấn thương.