Sau ba đợt dịch, nhiều cơ sở kinh doanh mất tiền tỷ vì phải trả mặt bằng trước hạn
23/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Sau ba đợt bùng phát đại dịch Covid-19, có rất nhiều cơ sở kinh doanh bị dồn vào đường cùng, mất tiền tỷ vì buộc phải trả mặt bằng trước hạn. Đây là vấn đề không một ai có thể lường trước được. Mời quý độc giả hãy tham khảo tiếp nội dung dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Dịch bệnh đã khiến việc kinh doanh của nhiều người thua lỗ triền miên
Ông Khanh là một người làm kinh doanh hàng nhập khẩu ở TP.HCM đã nhiều năm, mới đây đã phải trả trước hạn căn nhà phố tại quận Tân Bình.
Dịch bệnh đã khiến việc kinh doanh của nhiều người thua lỗ triền miên
Ông cho biết để thuê mặt bằng này 5 năm, ông đã đặt cọc trước 6 tháng, mỗi quý thanh toán 1 lần. Ngoài ra, ông còn bỏ thêm 250 triệu đồng để thiết kế và tân trang lại theo nhu cầu. Tầng trệt dùng để buôn bán, kinh doanh, còn các tầng trên chia sẻ cho đối tác thuê lại để đặt văn phòng công ty.
Tuy nhiên, việc làm ăn của ông trở nên bết bát khi dịch bệnh bùng phát. Nhóm khách thuê từ 5 công ty giờ đây chỉ còn 1, việc buôn bán của ông trở nên thua lỗ triền miên vì ế ẩm.
Sau cùng, ông Khanh buộc phải trả mặt bằng thuê trước hạn. Không những mất tiền tỷ vì phải trả mặt bằng sớm, ông còn mất luôn số tiền đặt cọc trước đó. Không chỉ riêng ông Khanh, có rất nhiều trường hợp khác cũng giống với tình trạng này.
Một trong số đó là câu chuyện của chị Phương, là chủ của một cơ sở xoa bóp dành cho nhân viên khiếm thị. Chị cho biết, tháng 2/2020, Hội An vẫn tấp nập, chưa cảm nhận được sức ảnh hưởng của Covid-19.
Thông qua môi giới, chị tìm chọn được một căn nhà rộng hơn 400 m2, có 2 tầng và mở một cơ sở thứ 4 cho spa của mình. Sau khi tính toán và bàn bạc, chị Phương đã ký hợp đồng thuê 5 năm, thanh toán trước 2,46 tỷ đồng(3 năm tiền nhà).
Tuy nhiên, sau khi ký xong, cơ sở spa của chị chưa kinh doanh bình thường được một ngày nào cả. Vừa thuê xong lại phải dãn cách xã hội, sau đó riêng Hội An bị phong tỏa từ cuối tháng 7 – đầu tháng 9, tiếp đến là gặp đợt lũ lụt, đầu năm 2021 dịch lại bùng phát lần 3.
Giữa mỗi đợt, chị có mở cửa spa mấy ngày nhưng vì không có khách nên cũng nhanh chóng đóng cửa. Tài chính cạn kiệt, không có việc nên nhân sự xin nghỉ hết.
Đến đầu tháng 2/2021, chị đề nghị giảm 50% tiền thuê nhưng không được đồng ý. Vì vậy, chị đã đề nghị kết thúc hợp đồng sớm hơn để giảm áp lực kinh tế, chủ nhà yêu cầu phạt hợp đồng 840 triệu đồng, ngoài tiền thuê hàng tháng.
Theo phía cho thuê nhà, vì còn nhiều mâu thuẫn trong cách xử lý nên hai bên không có tiếng nói chung
Theo phía cho thuê mặt bằng, vì còn nhiều mâu thuẫn trong cách xử lý nên hai bên không thể có tiếng nói chung. Trong quá trình thỏa thuận, thay vì giảm 50%, họ từng đồng ý không lấy tiền thuê nhà trong thời gian Chính phủ chưa mở cửa cho du khách quốc tế.
Theo phía cho thuê nhà, vì còn nhiều mâu thuẫn trong cách xử lý nên hai bên không có tiếng nói chung
Trong trường hợp của chị Phương yêu cầu hủy hợp đồng không kèm theo điều kiện phạt. Tuy nhiên, bên thuê nhà không đồng ý vì căn nhà đã được sửa khác với hiện trạng ban đầu.
Người này đưa ra phương án trả lại người thuê 1,35 tỷ đồng, có nghĩa là chỉ tính số tiền phạt hợp đồng 450 triệu đồng, trừ đi số tiền người thuê đã sử dụng. Nhưng bên thuê nhà, tức chị Phương vẫn không chấp nhận.
Về phần mình, chị Phương cho rằng số tiền phạt hàng trăm triệu đồng là không hợp lý. Đến nay, chủ nhà vẫn giữ toàn bộ số tiền còn người thuê nhà cho rằng dịch bệnh ảnh hưởng nên quyết định kiện ra tòa. Tranh chấp giữa 2 bên hiện đang được tòa án Thành phố Hội An thụ lý.
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người thuê nhà, các chủ nhà cũng phải đối mặt với nhiều gánh nặng
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người thuê nhà, các chủ cho thuê cũng phải đối mặt với nhiều gánh nặng.
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người thuê nhà, các chủ nhà cũng phải đối mặt với nhiều gánh nặng
Một chủ nhà trong Hội An cho biết, trong 12 – 16 tháng qua, tình hình phổ biến nơi đây là khách thuê không làm ăn được nên đã trả lại mặt bằng, đòi tiền đã đóng. Điều này khiến chủ nhà ứng phó không kịp.
Năm 2020 là giai đoạn cực kỳ khó khăn, thị trường cho thuê mặt bằng từ cuối quý I chỉ có dấu hiệu khởi sắc đôi chút. Nhưng trong vài tuần đầu tháng 5, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình lại chuyển biến xấu hơn.
Đối với việc trả mặt bằng và mất cọc sẽ không bên nào có lợi. Chủ nhà tuy nhận khoản bồi thường nhưng phải giảm giá và mất thời gian để tìm khách mới, chịu mất một khoản phí môi giới. Còn bản thân khách thuê đến bước đường cùng rồi nên đành chấp nhận bỏ cọc, cắt lỗ, ngăn thua lỗ kéo dài thêm.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (96 votes)