Quyền tác giả là gì? các quy định về quyền tác giả mà bạn cần biết

calendar 21/04/2022 user Đăng bởi: Hà Thu

Quyền tác giả là một phạm trù pháp luật gồm các quy định nhằm bảo vệ các sáng tạo về văn học, nghệ thuật của các nghệ sĩ, tác giả cũng như những người sáng tạo khác.

Vậy quyền tác giả gồm những điều luật gì? Những hành vi nào được tính là vi phạm bản quyền? Hãy để chuyên trang giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.

Giải thích quyền tác giả và đặc điểm

Theo Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đây là quyền của các tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra.

Quyền tác giả là  là quyền của các tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra

Quyền tác giả là  là quyền của các tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quyền tác giả có những đặc điểm sau:

- Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả không bị rập khuôn, mà ngược lại luôn mang tính sáng tạo, đồng thời không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Quyền tác giả có xu hướng thiên về bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm.

- Hình thức xác lập quyền được dựa theo cơ chế bảo hộ tự động.

- Cuối cùng, quyền tác giả ở Việt Nam không được bảo vệ một cách tuyệt đối.

Các quy định về quyền tác giả ở nước ta

Dựa trên Điều 18 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành năm 2005, quyền tác giả ở nước ta gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền tác giả ở nước ta gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản

Quyền tác giả ở nước ta gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản

- Quyền nhân thân nghĩa là tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm mình sáng tạo ra. Ngoài ra, nếu tác phẩm được phát hành, phải do chính chủ sở hữu hoặc người khác có sự đồng ý của tác giả thực hiện. Khi ấy, tác phẩm phải giữ nguyên và không chỉnh sửa trừ phi được cho phép.

- Quyền tài sản được hiểu là tác phẩm đó có thể xem là một loại tài sản để bán, cho thuê, sao chép, phân phối hoặc biểu diễn trước công chúng. Tương tự như trên, những hành động này đều phải do chính chủ hoặc sự đồng ý của tác giả để thực hiện.

Những hành vi xâm phạm và không xâm phạm quyền tác giả

Như vậy, nếu ta sử dụng tác phẩm của người khác mà không xin phép có thể bị xem là xâm phạm vào quyền tác giả. Tuy nhiên, có một vài trường hợp lại không bị xem là vi phạm bản quyền. Vậy hành vi nào được và không được phép? Mời bạn theo dõi trong phần tiếp theo dưới đây.

Các hành vi tính là xâm phạm quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các hành động chiếm đoạt hoặc mạo danh tác giả bị xem là xâm phạm quyền tác giả. Song song với đó, làm và bán tác phẩm nhưng sử dụng chữ ký giả mạo của tác giả cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Các hành động chiếm đoạt hoặc mạo danh tác giả bị xem là xâm phạm quyền tác giả

Các hành động chiếm đoạt hoặc mạo danh tác giả bị xem là xâm phạm quyền tác giả

Bên cạnh đó, xuất bản, phân phối, công bố tác phẩm đến công chúng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu là những hành vi không được phép. Nếu sử dụng hoặc cho thuê tác phẩm, cần phải trả thù lao, nhuận bút hợp lý cho chủ sở hữu.

Ngoài ra, nếu không có sự đồng thuận của tác giả, tuyệt đối không được sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm bằng bất kỳ hình thức nào có thể gây hại đến danh dự, uy tín và quyền sở hữu của tác giả.

Các trường hợp được phép

Trừ những hành vi xâm phạm bản quyền nêu trên, một số trường hợp dưới đây có thể sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hoặc trả thù lao.

Một số trường hợp có thể sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hoặc trả thù lao

Một số trường hợp có thể sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hoặc trả thù lao

Ta hoàn toàn có thể trích dẫn một phần của tác phẩm để sử dụng khi viết báo, bài luận, chương trình phát thanh, truyền hình,... Ngoài ra, việc biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tuyên truyền không thu phí có thể không cần xin phép tác giả.

Bên cạnh đó, những hành động chụp ảnh, ghi âm, quay phim tác phẩm phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy hoặc đưa tin trên thời sự là được phép.

Song song với đó, bạn cũng không cần phải xin phép hoặc trả tiền cho chủ sở hữu để chuyển đổi tác phẩm sang ngôn ngữ khác, hoặc chữ nổi dành cho người khiếm thị.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về quyền tác giả và các quy định liên quan. Hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết của chuyên trang.

Theo: luatminhkhe.vn

4.9/5 (58 votes)

23 04/24

Con có quyền đòi lại tài sản khi bố mẹ bán đất không?

Theo luật sư, việc cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của các con nếu đã đủ 18 tuổi. Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ hình thức.

21 04/24

Thừa phát lại là gì? 4 Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước yêu cầu làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định. Ngoài ra, đó còn là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam.

19 04/24

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các loại quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là là một phạm trù pháp luật khá trừu tượng với nhiều người. Quyền này quy định việc sở hữu kết quả từ các hoạt động sáng tạo của cá nhân, tổ chức.

17 04/24

Quyền tác giả là gì? các quy định về quyền tác giả mà bạn cần biết

Quyền tác giả là một phạm trù pháp luật gồm các quy định nhằm bảo vệ các sáng tạo về văn học, nghệ thuật của các nghệ sĩ, tác giả cũng như những người sáng tạo khác.