Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các loại quyền sở hữu trí tuệ

calendar 23/04/2022 user Đăng bởi: Hà Thu

Quyền sở hữu trí tuệ là là một phạm trù pháp luật khá trừu tượng với nhiều người. Quyền này quy định việc sở hữu kết quả từ các hoạt động sáng tạo của cá nhân, tổ chức.

Vậy cụ thể quyền sở hữu trí tuệ là gì? Những hành động nào có thể bị xem là xâm phạm quyền này? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chủ đề thú vị trên qua bài viết dưới đây nhé.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Gồm các nhóm nào?

Quyền sở hữu trí tuệ được giải thích là các quyền sở hữu đối với kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ và tinh thần của con người.

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền sở hữu kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ và tinh thần

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền sở hữu kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ và tinh thần

Những thành quả này có thể là tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học, sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, giống cây trồng…

Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ gồm có 3 nhóm như sau: nhóm quyền tác giả(còn gọi là bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (hay quyền sở hữu công nghiệp), và cuối cùng là giống cây trồng(theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

Các loại tác phẩm được bảo hộ

Như vậy, tác phẩm được quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ là kết quả sáng tạo trong những lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật được thể hiện bằng mọi phương tiện hoặc hình thức khác nhau.

Cụ thể, những tác phẩm này chính là bài thơ, văn, công trình khoa học, sách giáo khoa và những tác phẩm được thể hiện bằng dạng ký tự hay chữ viết khác.

Ngoài ra, những sản phẩm ở lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu biểu diễn, âm nhạc, nhiếp ảnh và hội họa cũng được pháp luật bảo hộ.

Không chỉ vậy, những thành quả sáng tạo trong các lĩnh vực khác như bản vẽ thiết kế, hàng thủ công mỹ nghệ, bản đồ địa lý, chương trình máy tính,... cũng xem như là tác phẩm được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền tác giả và các hành vi bị xem là xâm phạm

Theo Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, quyền tác giả là quyền của các tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra.

Hành động chiếm đoạt hoặc mạo danh tác giả bị xem là xâm phạm quyền tác giả

Hành động chiếm đoạt hoặc mạo danh tác giả bị xem là xâm phạm quyền tác giả

Để tránh những rắc rối có thể xảy đến, bạn cần tránh một số hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả. Pháp luật Việt Nam quy định các hành động chiếm đoạt, mạo danh tác giả; hoặc làm và bán tác phẩm nhưng sử dụng chữ ký giả mạo của tác giả là tuyệt đối bị cấm.

Bên cạnh đó, xuất bản, phân phối, công bố tác phẩm đến công chúng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu là những hành vi không được phép. Nếu sử dụng hoặc cho thuê tác phẩm, cần phải trả thù lao, nhuận bút hợp lý cho chủ sở hữu.

Ngoài ra, nếu không có sự đồng thuận của tác giả, tuyệt đối không được sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm bằng bất kỳ hình thức nào có thể gây hại đến danh dự, uy tín và quyền sở hữu của tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp và quyền sáng chế là gì?

Bên cạnh quyền tác giả kể trên, quyền sở hữu công nghiệp và sáng chế cũng là 1 trong các quyền thuộc sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu công nghiệp và sáng chế cũng là 1 trong các quyền thuộc sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu công nghiệp và sáng chế cũng là 1 trong các quyền thuộc sở hữu trí tuệ

Đây là quyền của cá nhân, tổ chức được sở hữu những sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh,... do bản thân tự sáng tạo hoặc sở hữu. Đồng thời sở hữu công nghiệp còn bao gồm quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Bên cạnh đó, đối với các sáng chế về mặt kỹ thuật. Người phát minh ra sẽ được cấp bằng sáng chế độc quyền cho sản phẩm của mình. Để được cấp bằng, tác phẩm phải đảm bảo có tính sáng tạo riêng, không trùng với các sản phẩm trước đó, và có khả năng ứng dụng thực tế.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quyền sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan. Hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết của chuyên trang.

Theo: luatminhkhe.vn

4.8/5 (72 votes)

24 01/25

Con nuôi được thừa kế tài sản khi nào? Quy định của pháp luật?

Con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp là con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

22 01/25

Con có quyền đòi lại tài sản khi bố mẹ bán đất không?

Theo luật sư, việc cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của các con nếu đã đủ 18 tuổi. Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ hình thức.

20 01/25

Thừa phát lại là gì? 4 Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước yêu cầu làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định. Ngoài ra, đó còn là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam.

18 01/25

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các loại quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là là một phạm trù pháp luật khá trừu tượng với nhiều người. Quyền này quy định việc sở hữu kết quả từ các hoạt động sáng tạo của cá nhân, tổ chức.

16 01/25

Quyền tác giả là gì? các quy định về quyền tác giả mà bạn cần biết

Quyền tác giả là một phạm trù pháp luật gồm các quy định nhằm bảo vệ các sáng tạo về văn học, nghệ thuật của các nghệ sĩ, tác giả cũng như những người sáng tạo khác.