Thừa phát lại là gì? 4 Chức năng của văn phòng thừa phát lại

calendar 14/03/2023 user Đăng bởi: Hà Thu

Thừa phát lại là người được Nhà nước yêu cầu làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định. Ngoài ra, đó còn là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam.

Vậy chức năng của văn phòng Thừa phát lại được thể hiện như thế nào? Mời bạn theo dõi và đón đọc bài viết dưới đây.

Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. VĂn phòng này do các tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện và có trụ sở, con dấu tài sản riêng theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định.

4+ Chức năng của văn phòng Thừa phát lại

Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Văn phòng Thừa phát lại có 4 chức năng, cụ thể như sau:

Văn phòng Thừa phát lại có 4 chức năng chính bao gồm: Thực hiện việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện, tổ chức thi hành quyết định

Văn phòng Thừa phát lại có 4 chức năng chính bao gồm: Thực hiện việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện, tổ chức thi hành quyết định


4+ Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại

Nội dung

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của cơ quan hoặc Tòa án

giá trị và ý nghĩa to lớn trong nhiều trường hợp.

Việc tống đạt các văn bản của Tòa án thường gửi qua bưu điện trong trường hợp cần thiết do thư ký Tòa án và ký kết hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại.

Có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân hay cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng.

Thừa phát lại trực tiếp chuyển hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức cơ quan nhà nước yêu cầu.

Trong thời hạn 2 ngày, Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân và tổ chức

Đây là nguồn chứng cứ, căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định.

Thừa phát lại lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm bằng chứng trong xét xử.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập trong trường hợp di sản thừa kế, tình trạng tài sản liền kề,...

Vi bằng ghi nhận một số trường hợp điển hình như: Việc giao tài sản, nhận tiền, cuộc họp của công ty,…

Xác minh điều kiện thi hành án

Điều này được thực hiện bởi các Thừa phát lại khi có yêu cầu văn bản trực tiếp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu theo quy định.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn để làm rõ nội dung.

Thủ tục thực hiện xác minh bao gồm yêu cầu và tài liệu của khách hàng, trưởng văn phòng ra quyết định phát minh, việc xác minh tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Đối tượng xác minh bao gồm: Biện pháp điều tra, truy tìm , xác minh tài sản của người thi hành án,…

Tổ chức thi hành quyết định của Tòa án và các bản án

Được quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án, nhằm ngăn chặn, hủy hoại tài sản trốn tránh.

Có quyền phong tỏa tài khoản, tạm giữ các giấy tờ và tài sản của đương sự….

Cần có các biện pháp cưỡng chế thi hành khi cần thiết.

Thừa phát lại có quyền thi hành án ngay cả ngoài địa bàn TP Hà Nội.

Điểm khác nhau của Văn phòng thừa phát lại và Văn phòng công chứng

Điểm khác nhau giữa Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng được thể hiện thông qua thành lập, sự điều chỉnh, nhu cầu thực hiện, cụ thể như sau:

Điểm khác nhau giữa Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng được thể hiện thông qua thành lập, sự điều chỉnh, nhu cầu thực hiện

Điểm khác nhau giữa Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng được thể hiện thông qua thành lập, sự điều chỉnh, nhu cầu thực hiện


Điểm khác nhau

Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng công chứng

Sự thành lập

Thừa phát lại.

Công chứng viên.

Sự điều chỉnh

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Luật công chứng 2014

Nhu cầu thực hiện

Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và các cá nhân.

Theo quy định của pháp luật hoặc nhu cầu của người dân.

 

Trên đây là những chia sẻ về Thừa phát lại là gì? 4+ Chức năng của văn phòng thừa phát lại. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn về việc tìm hiểu chức năng của Thừa phát lại.

Theo luathoangphi.vn

4.9/5 (42 votes)

22 04/24

Con có quyền đòi lại tài sản khi bố mẹ bán đất không?

Theo luật sư, việc cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của các con nếu đã đủ 18 tuổi. Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ hình thức.

20 04/24

Thừa phát lại là gì? 4 Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước yêu cầu làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định. Ngoài ra, đó còn là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam.

18 04/24

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các loại quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là là một phạm trù pháp luật khá trừu tượng với nhiều người. Quyền này quy định việc sở hữu kết quả từ các hoạt động sáng tạo của cá nhân, tổ chức.

16 04/24

Quyền tác giả là gì? các quy định về quyền tác giả mà bạn cần biết

Quyền tác giả là một phạm trù pháp luật gồm các quy định nhằm bảo vệ các sáng tạo về văn học, nghệ thuật của các nghệ sĩ, tác giả cũng như những người sáng tạo khác.