Con nuôi được thừa kế tài sản khi nào? Quy định của pháp luật?

calendar 29/05/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp là con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề con nuôi được thừa kế tài sản khi nào? Quy định của pháp luật? Mời bạn đón đọc thông tin được chia sẻ bên dưới.

Con nuôi là gì?

Con nuôi: là người không phải do cha, mẹ đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy sinh ra. Giữa hai bên không hề có quan hệ sinh thành nào.

 

Con nuôi là người không phải do cha, mẹ đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy sinh ra. Giữa hai bên không hề có quan hệ sinh thành nào

Con nuôi là người không phải do cha, mẹ đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy sinh ra. Giữa hai bên không hề có quan hệ sinh thành nào


Nói một cách dễ hiểu hơn: con nuôi là người được nhận nuôi, trông mon, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục bởi cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật.

Như vậy, về mặt xã hội con nuôi được hiểu là con của người khác nhưng được một người hoặc hai người có mối quan hệ là vợ chồng nhận làm con nuôi và coi như con đẻ. Nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích nhất định của mỗi cá nhân. Quan hệ này phải dựa trên cơ sở tự nguyện(vì lợi ích tốt nhất đối với người được nhận làm con nuôi).

Về mặt đạo đức, con nuôi là một hành động nhân văn, cao thượng thể hiện tình yêu thương trách nhiệm của con người đối với trẻ em.

Con nuôi được thừa kế tài sản theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Con nuôi được thừa kế tài sản,  tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định “Nếu cha mẹ đã đăng ký nuôi con hợp pháp, gia đình và người con nuôi đã phát sinh đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ”.

 

Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015

Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015


Chính vì vậy, trong trường hợp cha mẹ qua đời không lập di chúc, toàn bộ tài sản của người đã khuất sẽ được chia theo đúng  pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

Thứ tự thừa kế

Chi tiết

✔️Hàng thừa kế thứ nhất

Những người thừa kế bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.

✔️Hàng thừa kế thứ hai

Ông nôi, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của  người đã khuất.

Trong trường hợp người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì người thừa hưởng chỉ có cháu ruột của người đã khuất.

✔️Hàng thừa kế thứ ba

Bao gồm: cụ ngoại, cụ nội, của người đã mất. Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, gì ruột người đã mất.

Nếu người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột người thừa kế tài sản sẽ là cháu ruột của người mất.

Ngoài ra, chắt ruột của người chết sẽ thừa hưởng nếu người chết là cụ ngoại, cụ nội.

 

Không chỉ vậy, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau” đồng thời được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của bộ luật trên.

Tóm lại, con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi nếu người con nuôi đó hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất vì vậy sẽ được thừa kế như nhau với những người cùng hàng thừa kế với mình

Mong rằng, qua chia sẻ vừa rồi giúp bạn hiểu hơn về con nuôi được thừa kế tài sản khi nào? Quy định pháp luật nước ta ra sao về vấn đề này. Đừng quên theo dõi trang để biết nhiều thông tin hữu ích khác từ pháp luật.

Theo plo.vn

4.9/5 (20 votes)

24 01/25

Con nuôi được thừa kế tài sản khi nào? Quy định của pháp luật?

Con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp là con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.

22 01/25

Con có quyền đòi lại tài sản khi bố mẹ bán đất không?

Theo luật sư, việc cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của các con nếu đã đủ 18 tuổi. Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ hình thức.

20 01/25

Thừa phát lại là gì? 4 Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước yêu cầu làm các công việc về thi hành án dân sự, thực hiện tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công chứng theo quy định. Ngoài ra, đó còn là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam.

18 01/25

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các loại quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là là một phạm trù pháp luật khá trừu tượng với nhiều người. Quyền này quy định việc sở hữu kết quả từ các hoạt động sáng tạo của cá nhân, tổ chức.

16 01/25

Quyền tác giả là gì? các quy định về quyền tác giả mà bạn cần biết

Quyền tác giả là một phạm trù pháp luật gồm các quy định nhằm bảo vệ các sáng tạo về văn học, nghệ thuật của các nghệ sĩ, tác giả cũng như những người sáng tạo khác.