Phân tích SWOT là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phân tích SWOT?
29/12/2020 Đăng bởi: Hà Thu
Phân tích SWOT là công cụ vừa hữu hiệu, lại đơn giản giúp doanh nghiệp thiết lập chiến lược, phát triển, xây dựng đường lối hoạt động trong dài hạn. Không những trong Marketing, mà còn trong cả trong kinh doanh.
Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết phân tích SWOT là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần phải phân tích mô hình SWOT? Chúng ta cùng tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
SWOT là gì?
Phân tích SWOT cho Doanh Nghiệp
SWOT chính là viết tắt những chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh. Cụ thể:
- Strengths: Điểm mạnh.
- Weaknesses: Điểm yếu.
- Opportunities: Cơ hội.
- Threats: Thách thức.
Bạn có thể hiểu SWOT chính là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một yếu tố quan trọng giúp tạo dựng chiến lược sản xuất của các doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích này, các doanh nghiệp sẽ nhìn rõ được mục tiêu của mình. Đồng thời còn biết được yếu tố trong, ngoài tổ chức gây ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
Hay nói các khác khi xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT được ví như một công cụ căn bản, hiệu quả cao giúp cho doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng thể nhất. Không những về doanh nghiệp mà còn các yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến thành công của doanh nghiệp.
SWOT là viết tắt của Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
SWOT áp dụng trong những lĩnh vực nào?
Như đã nói, phân tích SWOT đem lại cái nhìn sâu sắc về dự án, tổ chức hay một hoàn cảnh nào đó. Vì thế, phương pháp này khá hữu ích đối với việc đưa ra các hoạch định chiến lược, quyết định và thiết lập kế hoạch.
Cụ thể phân tích SWOT thường được dùng trong những trường sau:
- Brainstorming ý tưởng.
- Phát triển chiến lược sản phẩm, cạnh tranh, công nghệ,….
- Ra quyết định.
- Lập kế hoạch.
- Đánh giá đối thủ.
- Đánh giá chất lượng của sản phẩm.
- Lên kế hoạch để phát triển bản thân,
- Giải quyết những vấn đề như nguồn lực, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, năng suất lao động,….
Cấu trúc của SWOT
Phân tích SWOT |
Tích cực/có lợi (Trong việc đạt được mục tiêu) |
Tiêu cực/gây hại (Trong việc đạt được mục tiêu) |
Tác nhân bên trong (Yếu tố, sự thật,… phát sinh từ nội bộ) |
Điểm mạnh - Strengths: Cần được sử dụng, duy trì chúng để làm nền tảng cũng như đòn bẩy. |
Điểm yếu - Weaknesses: Cần được thay thế, sửa chữa hoặc chấm dứt. |
Tác nhân bên ngoài (Yếu tố, sự thật,… phát sinh từ môi trường xung quanh) |
Cơ hội - Opportunities: Cần được ưu tiên, tận dụng, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên các cơ hội này. |
Nguy cơ - Threats: Cần đưa các nguy cơ này vào kế hoạch để đề ra những phương án giải quyết, phòng bị và quản lý. |
Tại sao doanh nghiệp cần phân tích mô hình SWOT?
Để tạo bản phân tích mô hình SWOT hữu ích, những nhà sáng lập cũng như lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia quá trình xây dựng chúng. Rõ ràng đây không phải là việc giao phó được cho ai khác.
Nhưng đôi nghĩ, lãnh đạo cao cấp cũng không hề trực tiếp tham gia những hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế để đạt hiệu quả cao nhất, cần phải có sự góp sức của nhóm những thành viên đại diện cho các phòng ban, bộ phận để thực hiện chiến lược SWOT.
Các doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi mà họ thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng để tiến hành phân tích SWOT. Quan điểm khác nhau sẽ giúp ích nhiều hơn trong việc vạch ra và xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể.
Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp vạch ra và xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể
Còn với doanh nghiệp nhỏ, SWOT đóng vai trò như bản kế hoạch vạch ra những bước giúp hình thành, phát triển doanh nghiệp. Mô hình này thực sự hữu ích khi xác định bước đi chính xác trong những chặng đường gian nan sắp tới.
Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?
- Đầu tiên bạn hãy ứng bốn yếu tố của SWOT, tại mỗi ô, hãy nhìn nhận lại và viết những đánh giá ở dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng thì càng tốt.
- Sau đó tiến hành thống kê chi tiết dựa trên những quan điểm của mọi người trong doanh nghiệp.
- Tiếp đến bạn hãy biên tập lại và tiến hành xóa bỏ những điểm trùng lặp, đồng thời gạch chân điểm riêng biệt, quan trọng.
- Bước tiếp theo doanh nghiệp bạn hãy phân tích ý nghĩa của chúng.
- Vạch rõ các hành động cần thực hiện, như loại bỏ mặt còn hạn chế, củng cố kỹ năng quan trọng, khai thác cơ hội, bảo vệ khỏi các rủi ro, nguy cơ.
- Cập nhật định kỳ biểu đồ SWOT, đồng thời làm tăng tính hiệu quả và hoàn thiện.
Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về phân tích SWOT hợp lý. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều tin hay, giá trị khác bạn nhé!
Theo: saga.vn
4.9/5 (111 votes)