Bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỉ của SCB bằng cách nào?
24/05/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỉ của SCB dù không giữ chức vụ tại Ngân hàng này. Đây là kết quả điều tra mới nhất được đưa ra bởi Bộ Công an.
Từ đó, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo lập cả hàng nghìn hồ sơ khống vay tiền để “rút ruột”, tham ô số tiền kể trên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đón đọc thông tin được chia sẻ bên dưới.
Xây dựng hàng nghìn doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát"
Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các công ty con, công ty thành viên trong/ngoài nước và được chia thành chia thành nhiều tầng lớp, hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật.
Hàng nghìn doanh nghiệp được xây dựng trong “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”
Đặc biệt, những người được thuê đều có quan hệ họ hàng. Hoặc là cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hệ sinh thái này được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:
- Nhóm định chế tài chính Việt Nam: Ngân hàng SCB, CTCP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú, Công ty Chứng khoán Tân Việt.
- Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty.
- Nhóm “công ty ma” chuyên lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng để đảo nợ, ký hợp đồng hợp tác, thi công,...
- Hệ thống công ty tại nước ngoài làm vỏ bọc để đầu tư vào Việt Nam.
SCB bị biến thành công cụ tài chính để huy động tiền gửi
Ngân hàng SCB hoạt động chính thức từ ngày 1/1/2012, thời điểm thành lập có vốn điều lệ là hơn 10.000 tỉ. Đến nay, vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên là hơn 15.000 tỉ.
Dù không nắm giữ trực tiếp chức vụ tại ban quản trị, ban điều hành SCB nhưng bà Trương Mỹ Lan lại sở hữu số lượng cổ phần rất lớn, gần như tuyệt đối với 90%.
Ngoài ra, bà còn bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt của ngân hàng. Mục đích nhằm biến SCB trở thành công cụ tài chính để tổ chức huy động tiền gửi.
Từ đó, nữ doanh nhân này chỉ đạo thuộc cấp tại SCB và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, sử dụng hàng nghìn pháp nhân, cá nhân để lập hồ sơ “khống” đứng tên vay vốn của ngân hàng.
Đến nay, Ngân hàng SCB dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, thanh khoản mất hoàn toàn và vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng.
Nhóm Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng của SCB bằng thủ đoạn nào?
Bà Trương Mỹ Lan đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng SCB. Cụ thể:
Bà Trương Mỹ Lan thâu tóm, nắm giữ cổ phần của nhiều ngân hàng tư nhân
Thông qua việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân: Ngân hàng TMCP Sài Gòn(cũ), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.
Bà Trương Mỹ Lan thâu tóm, nắm giữ cổ phần của nhiều ngân hàng tư nhân
Sau khi 3 ngân hàng trên được hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần. ngày 1/1/2018, bà mua thêm và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại nhà băng này lên hơn 91%.
Bà Trương Ngọc Lan đã lạm dụng quyền hành để đưa cá nhân, thân tín vào các vị trí chủ chốt của SCB. Những người này đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả mức lương rất cao từ 200 – 500 triệu đồng/tháng.
Sau khi thâu tóm SCB, bà Lan đã thông qua các cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát triển khai hoạt động rút tiền dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Thậm chí, có nhiều khoản dù hồ sơ chưa được hoàn thiện đã rút tiền trước.
Được biết, Ngân hàng SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh chỉ để tập trung giải ngân cho nhóm Trương Mỹ Lan. Hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm này tại các chi nhánh, đơn vị đều có ký hiệu riêng như: Phương án, HSTT, dự án,... để nhân viên ngân hàng nhận biết là cho vay các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Thủ đoạn của nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay, chiếm đoạt tiền của SCB
Thủ đoạn của nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay và chiếm đoạt tiền của SCB bao gồm: Tạo lập khách hàng vay vốn khống, nhờ/thuê người đứng tên tài sản; Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị để tạo hồ sơ nhằm che giấu, đối phó cơ quan chức năng, thực tế là “rút ruột” ngân hàng.
Một số đồng phạm liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát đang bị khởi tố và truy nã
Nhóm bà Lan đã thành lập hàng nghìn pháp nhân và thuê hàng nghìn cá nhân đứng tên cổ đông, đại diện pháp luật, đứng tên ký hồ sơ vay vốn,... để hợp thức rút tiền của nhà băng này.
Ngoài ra, để Trương Mỹ Lan cùng đồng bọn thực hiện hành vi rút và tham ô tiền từ SCB còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại công ty thẩm định giá.
Theo đó, lãnh đạo và nhân viên đã không thực hiện công tác thẩm định nhưng lại phát hành chứng thư thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB. Mục đích nhằm thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn cũng như nâng khống giá trị tài sản.
Từ ngày 9/2/2018 – 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ đồng sau khi chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền của Ngân hàng SCB. Đồng thời gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh lên đến 129.000 tỉ đồng.
Kết luận
Tóm lại, vụ án Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.000 tỉ của SCB đã gây chấn động mạnh mẽ đến dư luận. Đây cũng là bài học đắt giá, các cán bộ và nhân viên ngân hàng cần nâng cao ý thức pháp luật để phòng tránh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là những thông tin chia sẻ vụ việc bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.000 tỉ của SCB. Để cập nhật nhiều bài viết bổ ích khác, bạn đừng quên theo dõi website mỗi ngày.
Theo Tuoitre.vn.
4.9/5 (18 votes)