KOC là gì? Liệu KOC có soán ngôi KOLs Marketing trong tương lai?
30/05/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Ngành quảng cáo đang ngày một phát triển với sự tham gia của các bên nhằm đẩy mạnh doanh số kinh doanh cho các hãng sản xuất. Không chỉ có KOLs, KOC cũng có tầm ảnh hưởng.
Vậy KOC là gì? Có sự khác biệt thế nào với KOLs? Và liệu rằng KOC có “soán ngôi” KOLs Marketing trong tương lai hay không ? Ngay sau đây, mời bạn theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Định nghĩa về KOC
KOC được biết đến là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra lời nhận xét, đánh giá.
KOC là tên viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer
Thuật ngữ này khá mới mẻ, do đó số lượng người theo dõi trên mạng xã hội chưa nhiều. Tuy nhiên, KOC dựa trên trải nghiệm và nghiên cứu sản phẩm nên sẽ có tác động mạnh mẽ đến quyết định của khách hàng vì tính khách quan và chuyên môn đáng tin cậy của nó.
Việc kiếm tiền từ KOC và KOL không có gì khác nhau. KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube bằng cách tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, với KOLs, nhãn hàng sẽ trả tiền để review về sản phẩm. Còn KOC sẽ là người chủ động lựa chọn, sử dụng sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn đã bán được.
Sự khác nhau giữa KOL và KOC
Để phân biệt được sự khác nhau giữa KOC và KOL, bạn có thể dựa vào một số các tiêu chí sau đây, cụ thể:
KOL có trách nhiệm quảng cáo trên quy mô lớn còn KOC tập trung nhiều hơn vào hoạt động như bán hàng và dịch vụ khách hàng
Tiêu chí |
KOL |
KOC |
Mức độ phổ biến |
- Các thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm tiếp cận KOL và ký hợp đồng hợp tác. |
- Họ đứng trên cương vị là một người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sử dụng và đánh giá sản phẩm quan tâm. |
Quy mô |
- Dựa trên số lượng người theo dõi trên trang mạng xã hội. |
- Số lượng người theo dõi sẽ không phải là yếu tố quyết định. Nhiều người đánh giá chân thực mới đi vào công việc nên sở hữu lượng follow còn hạn hẹp. |
Tính chuyên môn |
- Phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng mới có thể dẫn dắt được người dùng. - Thường bị nghi ngờ về tính chân thật. |
- Họ đứng trong tâm thế là một người mua hàng và đưa ra những đánh giá, ý kiến của chính mình. - Tính chân thật cao. |
Những lý do chính giúp KOC đang dần thay thế KOLs
Trong thời đại công nghệ 4.0 này, khách hàng sẽ có rất nhiều chọn lựa. Nhưng họ sẽ cẩn thận, tìm hiểu từ những khách hàng trước đó rồi mới quyết định mua một sản phẩm. Do vậy, đây cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời. Các xu hướng KOC đang dần thay thế KOLs vì:
KOC mang đến một làn sóng mới trong chiến dịch quảng cáo thương hiệu của các nhãn hàng
- Tiết kiệm chi phí:
+ Khi hợp tác KOLs, nhãn hàng sẽ phải chi trả một khoản phí khá lớn booking tuỳ thuộc vào cấp độ nổi tiếng. Càng nổi tiếng, chi phí trả của doanh nghiệp càng cao.
+ Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ trả phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc mức độ tương tác KOC đem lại.
- Tăng doanh thu bán hàng: KOC sẽ trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm và đưa rõ ra nhận xét chân thực của chính mình và không phụ thuộc vào nhãn hàng. Từ đó, những đánh giá này sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn cho khách hàng.
- Tạo được lòng tin đối với khách hàng: KOC không những mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, còn giúp nhãn hàng xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng bằng cách review khách quan và chân thực nhất.
Có thể thấy rằng, KOC đang dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình không kém gì so với KOLs trong chiến dịch Marketing của bất kỳ một nhãn hàng nào.
Theo: marketingai.vn
4.9/5 (70 votes)