Financial times đưa tin về thương hiệu Nike có phải sắp hết thời đại?
20/02/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Từ việc kết hợp đồ thể thao với công bằng xã hội và phong cách thời trang, thương hiệu Nike đã thu về được hàng tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay hãng đang bị lên án rằng sống không đúng với những gì đã quảng bá.
Những vị khách đặc biệt của Nike
Nike là một trong những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất trên toàn Thế giới về chuyên cung cấp đồ thể thao cũng như phong cách thời trang. Đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng, đặc biệt cả ở trong nước và ngoài nước đã và đang sử dụng, thậm chí còn là tín đồ các sản phẩm của thương hiệu này.
Ngôi sao bóng rổ Michael Jordan mặc dù sống ở thế giới hoàn toàn khác, nhưng phong cách của ông lại được nhiều người biết đến. Có được điều đó là nhờ những đôi giày của thương hiệu Nike mà ông thường mang khi chơi bóng rổ.
Hiện nay, những đôi giày thể thao của Nike cũng được các ngôi sao hàng đầu về bóng đá như Ronaldo CR7, Didier Drogba, Andrey Arshavin, Luis Fabiano…sử dụng trên sân cỏ.
Đôi giày thuộc dòng Air Jordan được Michael Jordan mang khi thi đấu
Tuy nhiên ở thời điểm này, cũng đã xuất hiện rất nhiều cửa hàng đồ thể thao như Normans Sport & Western, Lululemon, Outdoor Voices,... Vì thế, người tiêu dùng không cần phải đi lại các trung tâm để săn những mẫu giày mới.
Vì vậy Nike đã tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo. Trong đó thành công nhất phải kể tới quảng cáo "Just Do It" vào năm 1988.
Nhưng, gần đây Nike đang bị lên án là những nội dung được quảng bá không giống với hiện thực. Điều này dẫn đến thương hiệu bị đẩy đến một giai đoạn khá khó khăn là: thay đổi văn hóa công ty và thay đổi cả chiến lược bán sỉ & lẻ.
Chính vì vậy, câu hỏi “Thương hiệu Nike có phải sắp hết thời?” hiện nay được người tiêu dùng hỏi ngày càng nhiều.
Nike - công ty giày hay là công ty Marketing giày?
Như những thông tin ở bên trên đã cho thấy, Nike là thương hiệu được rất nhiều vận động viên nổi tiếng sử dụng. Các sản phẩm của hãng được bán ở hầu khắp mọi nơi trên toàn cầu.
Và để khẳng định vị trí của mình, Nike luôn là đơn vị tiên phong đại chúng, xây dựng khá thành công được hình ảnh của một thương hiệu dẫn đầu xu hướng thời trang.
Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện câu hỏi: “ Nike là một công ty sản xuất giày bình thường nhưng biết cách Marketing hay là một tổ chức marketing tạo ra những đôi giày tuyệt vời?”
Trevor Edwards sinh ra và lớn lên tại London, ông gia nhập đội ngũ marketing của Nike từ đầu những năm 1990.
Ông là người có công rất lớn với những chiến dịch Marketing đỉnh cao đã đưa Nike từ một công ty chuyên sản xuất giày Sneaker đơn thuần trở thành "Apple của giới sportswear". Đến năm 2017, ông là một trong những ứng viên sáng giá của vị trí CEO và cũng quản lý toàn bộ các thương hiệu của Nike.
Tuy nhiên, việc ông trở thành CEO của Nike lại không vừa ý nhà thiết kế hàng đầu của thương hiệu này, ông Tinker Hatfield. Mặc dù như vậy, Edwards và Hatfield cũng không hề tỏ ra bất hòa.
Đến mùa thu năm 2017, Hatfield nói rằng ông không cho rằng Edwards nên trở thành người đứng đầu một thương hiệu Mỹ khiến các nhân viên và đồng nghiệp rất ngạc nhiên.
Cuộc cách mạng của thương hiệu Nike
Để bước đến vị trí số 1, chặng đường của Nike không hề bằng phẳng. Sau một đợt doanh thu bị tụt dốc trong những năm 1980, các nhà sáng lập đã quyết định thay đổi các ưu tiên của công ty.
Những năm đó cũng là lúc Nike mới tuyển dụng Edwards. Lúc đó, marketing trở thành trọng điểm giúp tăng trưởng của Nike, truyền thông quảng bá cũng ngày càng khác xa so với sản phẩm thực tế.
Đến thời đại kỹ thuật số, các nhà sáng lập, lãnh đạo của Nike lại một lần nữa marketing chuyên sâu. Đến năm 2008, công ty thực hiện được một cải tổ, theo từng môn thể thao mà sắp xếp lại các bộ phận.
Edwards chính là “kỹ sư, kiến trúc sư” của chiến dịch ngày, với tâm niệm lấy khách hàng làm trung tâm. Và kết quả nhận lại là chiến dịch đã thành công vang dội.
Nike có thực sự nỗ lực để cải tổ lại cho thương hiệu của mình
Từ năm 2008 đến 2017, doanh thu hàng năm của thương hiệu tăng gần gấp đôi. Năm 2015. Công ty ra mắt ứng dụng SNKRS, đây là một bước ngoặt lớn nhất đánh dấu mối quan hệ với khách hàng.
Đến năm 2017, Nike thúc đẩy giai đoạn tiếp theo là tăng doanh số bán trực tuyến và bán tại các cửa hàng hào nhoáng. Đồng thời, công ty cũng cắt giảm những bên mua bán hàng qua trung gian.
Đến đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng nổ đúng lúc câu hỏi Nike làm thế nào để trở thành nhà bán lẻ hiện đại, đi đầu công nghệ để trở nên nổi bật? Cũng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến làm việc tại nhà trở nên rất bình thường.
Các cửa hàng đại lý cũng như bán lẻ để chìm trong cơn bão phải đóng cửa. Đây là một sức ép rất lớn đối với Nike – vốn là thương hiệu đi đầu trong các phong trào xã hội. Tổn thất mà Nike phải gánh chịu là giảm 38% doanh thu trên toàn cầu, lỗ 790 triệu USD trong quý II năm 2020.
Cuộc cải tổ của Nike chỉ phân loại theo 3 tiêu chí là nam, nữ và trẻ em. Sự việc cũng dẫn đến hàng trăm, hàng nghìn nhân viên bị sa thải, khiến công ty phải bỏ đi một số thông tin marketing đã được thiết kế cho nhiều loại thể thao riêng biệt khác.
Đối mặt với những thay đổi và khó khăn trong những năm gần đây, Nike cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Hình ảnh tốt đẹp là tất cả của một thương hiệu. Vì thế, công ty không những cần cân bằng giữa quyền lực của một nhà bán lẻ mà còn phải thay đổi những phong cách, văn hóa và cả xã hội.
Theo Cafef.vn
4.9/5 (112 votes)