Tượng đài Toshiba sụp đổ sau những sai lầm quản trị nối tiếp nhau
16/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Toshiba vẫn chưa thể ổn định được dù đã phải lần lượt chia tay các mảnh kinh doanh cốt lõi. Hơn nữa, chủ tịch của hãng này cũng mới bị cổ đông phế truất vào 25/6 vừa qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!
Ngày 25/6, Chủ tịch của Toshiba là Osamu Nagayama vừa bị cổ đông phế truất vì quản lý yếu kém
Mới đây, trong phiên họp thường niên vào ngày 25/6, Chủ tịch của Toshiba là Osamu Nagayama vừa bị cổ đông phế truất vì quản lý yếu kém. Động thái này cho thấy hãng Toshiba vẫn đang chìm sâu trong khó khăn vì sai lầm quản trị kéo dài.
Ngày 25/6, Chủ tịch của Toshiba là Osamu Nagayama vừa bị cổ đông phế truất vì quản lý yếu kém
Trước đây, tại các sự kiện công khai, công chúng đã không còn lạ với hình ảnh lãnh đạo của Toshiba liên tục phải cúi đầu xin lỗi.
Hiện nay, Toshiba rất khó để quay trở lại thời hoàng kim. Hãng này đã phải bán đi cổ phần tại các công ty cùng với các mảng kinh doanh chủ chốt để có thể tồn tại.
Vào năm 2015, sóng gió ập đến khi doanh nghiệp này bị phát hiện có gian lận kế toán. Được biết, trong 5 năm, Toshiba đã phóng đại lợi nhuận lên thêm 151,8 tỷ yen(tương đương 1,2 tỷ USD), cao gấp 3 lần dự tính lúc đầu của hãng.
Công ty này lỗ chủ yếu ở các mảng cốt lõi tại Hàn Quốc, Trung Quốc và phải chuyển sang tập trung vào điện hạt nhân, cơ sở hạ tầng. Sau khi điều chỉnh lại, vào năm 2014 Toshiba báo lỗ 37,8 tỷ yên.
Dù đã bắt tay vào cải tổ nhưng tình trạng của Toshiba vẫn không thể khá hơn
Theo kết quả của các cuộc điều tra, Toshiba quản trị yếu kém và hay hạn chế nhân viên đặt câu hỏi với lãnh đạo. Ngay sau đó, hàng loạt cấp trên cao cấp của hãng, trong đó có phó chủ tịch và CEO đã phải từ chức.
Công ty đã bắt tay vào cải tổ, tái cấu trúc hình ảnh của công ty nhưng tình trạng của Toshiba vẫn không thể khá hơn.
Đến đầu năm 2017, Toshiba trễ hạn liên tục việc công bố báo cáo tài chính vì những rắc rối tại lĩnh vực điện hạt nhân tại Mỹ.
Lãnh đạo của hãng đã không nghiên cứu cẩn thận việc mua lại CB&I Stone & Webster, sau đó đều bị chậm tiến độ và vượt dự toán.
Chính sai sót về mặt quản trị này đã khiến cả những người trong và ngoài cuộc khó chấp nhận, đặc biệt là khi việc này diễn ra đúng vào thời điểm công ty đang nỗ lực củng cố quản trị nội bộ.
Vì dự án điện hạt nhân này, Toshiba đã phải phá sản Westinghouse và rao bán khi thiệt hại lên đến hơn 6 tỷ USD. Chủ tịch lúc đó là Shigenori Shiga cũng phải từ chức để nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này.
Để bù đắp khoản lỗ khổng lồ, Toshiba buộc phải bán mảng chip nhớ
Toshiba buộc phải bán mảng chip nhớ với giá 2.000 tỷ yen(18 tỷ USD) để bù đắp khoản lỗ khổng lồ trên bảng cân đối kế toán. Thời điểm đó, đây vẫn là công ty sản xuất chip lớn nhất nhì thế giới, chỉ đứng sau Samsung Electronics.
Tại các sự kiện công khai, công chúng đã không còn lạ với hình ảnh lãnh đạo của Toshiba liên tục phải cúi đầu xin lỗi
Cũng trong năm 2017, Toshiba huy động được 600 tỷ yen(tương đương 5,4 tỷ USD) từ 60 NĐT nước ngoài sau đợt phát hành cổ phiếu khẩn cấp. Nhờ vào khoản tiền này kết hợp với tiền bán mảng chip nhớ đã giúp doanh nghiệp không bị rút niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, Toshiba phải đối mặt với áp lực từ cổ đông ngày càng lớn để minh bạch và tăng cường quản trị để gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hiện tại, một nửa số cổ phần của công ty này là thuộc sở hữu của các NĐT nước ngoài.
Trong tình hình kinh doanh chưa được cải thiện, lãnh đạo Toshiba vẫn liên tục mắc sai lầm trong quản trị
Trong bối cảnh kinh doanh chưa được cải thiện, từ năm 2014 đến nay doanh thu vẫn đều đặn đi xuống, lãnh đạo của Toshiba vẫn tiếp tục mắc sai lầm trong quản trị.
Đầu tháng 6/2021, báo cáo dài 147 trang được công khai cho thấy lãnh đạo của Toshiba đã thông đồng cùng chính phủ để giảm bớt ảnh hưởng từ cổ đông.
Trong bối cảnh cổ đông lớn kêu gọi thay đổi hội đồng quản trị của doanh nghiệp, chủ tịch Nagayama đã bị lật đổ. Việc này có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và các ngành then chốt khác của Nhật Bản.
Toshiba cho biết người sẽ giữ chức Chủ tịch tạm thời cho tập đoàn này là CEO Satoshi Tsunakawa. Các cổ đông tư nhân của Toshiba cho biết rất tin tưởng và lạc quan vào tương lai của hãng.
Các cổ đông này cho rằng đây sẽ là bước ngoặt quan trọng đánh dấu kỷ nguyên mới chú trọng vào việc tạo giá trị, minh bạch cho những bên liên quan. Đồng thời cũng tạo ra một cam kết mới trong việc xây dựng niềm tin đối với cổ đông.
Tuy nhiên, tương lai của tập đoàn này vẫn có thể bất định. Một nhà quản lý quỹ ở Tokyo nói rằng ông không nghĩ việc thay đổi thành viên HĐQT của hãng sẽ mang lại một kết quả tích cực.
Tại Nhật Bản, không chỉ Toshiba, có rất nhiều tượng đài công nghệ một thời cũng đã sụp đổ hoặc gặp nhiều khó khăn vì bảo thủ, gian lận tài chính, thua lỗ như: Sanyo, Olympus, Sharp.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (103 votes)