Tiểu sử tác giả Nam Cao: Cây bút tiêu biểu trong văn học hiện thực phê phán
04/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Nam Cao nổi tiếng là cây bút hiện thực phê phán độc đáo của Việt Nam. Với giọng văn sắc sảo, các tác phẩm của ông vừa gần gũi với đời sống, vừa ẩn chứa ý nghĩa sâu xa.
Để hiểu hơn về tác giả này và những kiệt tác xuất sắc của ông như Lão Hạc hay Chí Phèo, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chuyên trang.
Cuộc đời nhà văn Nam Cao
Nam Cao(1915 - 1951) có tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê hương nhà văn ở tỉnh Hà Nam nước ta. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo với 8 anh em.
Chân dung nhà văn Nam Cao(1915 - 1951)
Nam Cao được đi học đến bậc Thành Chung(cấp 2 bây giờ). Sau đó, ông làm rất nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, và đến với văn học chủ yếu vì mục đích mưu sinh.
Đến năm 18 tuổi, các tác phẩm đầu tay mang tên "Hai cái xác" và "Cảnh cuối cùng" ra đời. Cả hai đều được in trên báo Tiểu thuyết thứ bảy. Bên cạnh Nam Cao, nhà văn còn sử dụng bút danh khác là Thúy Rư để sáng tác truyện.
Chí Phèo có tên cũ là Đôi lứa xứng đôi
Năm 1941, Nam Cao viết tập truyện Đôi lứa xứng đôi, có tên bản thảo là Cái lò gạch cũ. Đến khi in lại, ông quyết định đổi tiêu đề thành Chí Phèo. Đây chính là tác phẩm ấn tượng và xuất sắc nhất của ông, đồng thời được xem như một hiện tượng văn học đến tận ngày nay.
Khi chiến tranh nổ ra, tác giả này đã gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và tích cực góp sức vào công cuộc kháng chiến. Vì vậy, sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nam Cao trở thành Chủ tịch của phủ Lý Nhân.
Tiểu sử tác giả Nam Cao: Cây bút tiêu biểu trong văn học hiện thực phê phán
Khoảng thời gian sau đó, ông tiếp tục hoạt động về văn hóa, văn nghệ cho các tòa soạn ở nhiều nơi. Đến năm 1951, khi đang làm việc tại Ninh Bình, nhà văn không may bị quân Pháp phục kích và xử bắn.
Nghệ thuật và chủ đề trong các tác phẩm
Đối với Nam Cao, văn chương không chỉ phản ánh cuộc sống hiện thực, mà còn giúp mọi người nhận biết những mặt tốt, xấu, đúng, sai và rút ra thông điệp ý nghĩa.
Tác phẩm Lão Hạc nổi tiếng của Nam Cao
Chính việc mô tả và phân tích cuộc sống sẽ chỉ ra được hoàn cảnh, tâm lý, tính cách và bản chất tốt đẹp của con người trong xã hội.
Dưới ngòi bút của ông, những bài văn luôn có cốt truyện mang tính triết lý sâu sắc. Ngoài ra, các nhân vật cũng được miêu tả với tâm lý đa dạng, phức tạp và mang tính đạo đức cao.
Trong tác phẩm của nhà văn, nhân vật chính thường là những người dân nghèo khổ, bị dồn ép tới bước đường cùng và mất đi bản chất lương thiện vốn có, điển hình như Chí Phèo, Lão Hạc.
Bên cạnh đó, một số bài khác viết về tầng lớp tri thức nghèo, có ước mơ, hoài bão nhưng cũng bị đàn áp bởi tiền tài, địa vị. Như vậy, ta thấy được Nam Cao muốn lên án sự tàn ác của quân giặc và xã hội cũ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhà văn hiện thực phê phán Nam Cao. Đừng quên đón đọc những bài viết thú vị tiếp theo của chuyên trang bạn nhé.
Theo: freetuts.net và sachhay24h.com.vn
4.9/5 (70 votes)