Dự báo trong năm 2021, thương mại điện tử di động sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD
04/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Theo báo cáo, thương mại điện tử trên nền tảng di động hiện nay đang tăng trưởng nhanh chóng. Dự báo trong năm 2021, lĩnh vực này sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng trong vài năm tới sẽ vượt qua nền tảng desktop(máy tính để bàn).
Mời quý độc giả hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây để tìm hiểu chi tiết vấn đề này hơn nhé!
Thương mại điện tử trên nền tảng di động phổ biến hơn so với máy tính
Năm 2020, thị trường thương mại điện tử có mức tăng trưởng 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Trong vòng 5 năm qua, đây là mức tăng thấp nhất của ngành do tác động của Covid-19, làm cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động phổ biến hơn so với máy tính
Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động biểu hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần 1 nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại nước ta.
Xét theo tỉ lệ giao dịch, so với desktop chỉ chiếm 38%, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ khi chiếm 62% số lượng giao dịch.
Dự kiến năm 2021, doanh thu thương mại điện tử di động sẽ đạt 7 tỷ USD. Đến năm 2023, lĩnh vực này có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.
Việt Nam có 49 triệu người dùng độ tuổi từ 15 trở lên mua sắm trực tuyến
Việt Nam trong năm 2020 có 49 triệu người dùng, cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia(137 triệu người) và Philippines(57 triệu người).
Việt Nam có 49 triệu người dùng độ tuổi từ 15 trở lên mua sắm trực tuyến
Con số này chỉ chiếm khoảng 65% tổng số người có độ tuổi 15 trở lên ở Việt Nam, khá khiêm tốn so với các nước Malaysia, Singapore và Philippines.
Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thương mại điện tử, thị trường thanh toán cả về số lượng người dùng và giá trị mua hàng ở nước ta trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.
Bên cạnh đó, nhóm khách hàng Gen X Millennials là nhóm thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82 – 85% tổng số người tham gia khảo sát.
Trong khi đó, thế hệ Gen Z chỉ chiếm 70,6%. Bởi thế hệ này dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, nhóm người dùng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc sở hữu tài chính ổn định đã khiến nhóm khách hàng này cần được lưu tâm.
Cuộc chiến thu hút người sử dụng của các nền tảng thương mại điện tử
Hiện nay, nền tảng thương mại điện tử Shopee tiếp tục dẫn đầu, có lượt truy cập cao nhất trên hệ thống Website. Đồng thời, đây cũng là sàn thương mại điện tử duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020.
Hiện nay, nền tảng thương mại điện tử Shopee tiếp tục dẫn đầu, có lượt truy cập cao nhất trên hệ thống Website
Ngoài ra, so với đầu năm 2020, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ, khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV. Tiki và Sendo là 2 sàn thương mại điện tử nội địa đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.
Nếu Shopee dẫn đầu về nền tảng web thì Lazada trên nền tảng di động đã có bước tiến lớn. Cụ thể, 3 quý đầu năm, Shopee vượt trội về số lượt tải nhưng trong quý IV, Lazada đã có sự bứt phát, vượt cả Shopee về lượt tải kể từ tháng 11/2020.
Các chuyên gia cho rằng thương mại điện tử là “cuộc chơi” dài hơi dành cho các công ty có tiềm lực về tài chính. Hay hiểu theo cách khác, đây chính là cuộc đua đường dài, trong ngày một ngày hai không thể có thành quả ngay được.
Theo Marketingtrips.com
4.8/5 (84 votes)