ASM là gì? Mô tả từ a-z công việc của Giám đốc kinh doanh vùng

calendar 15/03/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

ASM là gì? Công việc của Giám đốc kinh doanh vùng diễn ra như thế nào? Đây hẳn là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Vậy hãy dành thời gian cùng chúng tôi tham khảo chia sẻ dưới đây để hiểu kỹ hơn vị trí ASM bạn nhé!

ASM là gì?

ASM là tên viết tắt của Area Sales Manager, cũng có nghĩa là Giám đốc kinh doanh vùng (nhiều nơi gọi là chiến tướng, Giám đốc vùng).

Đây là vị trí đại diện cho công ty, nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy bán hàng. Tuy nhiên, đây là một trong những nghề phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn còn phải chấp nhận mất nhiều năm, thậm chí cả chục năm mới đạt được vị trí đó.

Nhưng cũng thật xứng đáng nếu bạn thành công trong lĩnh vực này. Bởi chức vụ ASM này có thể sẽ đưa bạn đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Giám đốc kinh doanh vùng - ASM chịu trách nhiệm xác định đúng được mục tiêu và khách hàng có khả năng mua hàng cao. Đồng thời, họ còn phải quản lý khu vực bản thân đã được phân công, điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh.

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh vùng từ a-z

Dưới đây là những thông tin mô tả từ a-z công việc của Giám đốc kinh doanh vùng, bạn hãy cùng tham khảo nhé:

Đề xuất, tham mưu trực tiếp cho ban lãnh đạo

Giám đốc kinh doanh vùng là người có sự hiểu biết, nắm rõ tình hình về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như các đặc điểm về kinh tế, xã hội ở khu vực họ chịu trách nhiệm quản lý. Nhờ đó, ASM có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh, ở nơi đây có khó khăn và thế mạnh gì,...

Đối với ban lãnh đạo cấp cao, đây sẽ là những cơ sở thực tế và thuyết phục nhất. Bên cạnh đó, với nhiều dự án sắp được triển khai, ASM sẽ là người có vai trò tham mưu quan trọng nhất. Bởi họ nắm bắt rõ ràng tình hình khu vực, khảo sát thực tế và dễ dàng cho việc xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai.

Nhờ có ASM, lãnh đạo cấp cao có thể đưa ra nhiều quyết định về chiến lược kinh doanh phù hợp ở từng địa điểm khác nhau. Thông qua đó cũng thu được lợi nhuận và đạt doanh thu ở mức cao nhất.

Vì vậy, Giám đốc kinh doanh vùng cần chú trọng, chủ động trong việc đóng góp tích cực, phát triển vùng mình quản lý.

Xây dựng kế hoạch, phát triển hệ thống khách hàng trong vùng

Việc xây dựng, phát triển hệ thống khách hàng trong vùng yêu cầu ASM cần có sự quan tâm, giám sát các hoạt động của chi nhánh trong khu vực. Triển khai tìm hiểu, đánh giá để có định hướng, kế hoạch chi tiết về việc mở rộng hệ thống phân phối và quy mô phát triển của doanh nghiệp.

Để thực hiện được điều này, ASM phải xác định được hướng nghiên cứu, kiểm soát tốt các vị trí sẽ là địa điểm để chi nhánh phân phối. Và những địa điểm đó phải đảm bảo các điều kiện: có khả năng tiếp cận khách hàng, chi phí mặt bằng phù hợp,...

ASM – Giám đốc kinh doanh vùng

Xây dựng kế hoạch vùng và bắt tay vào việc triển khai thực hiện

Ở bước này, ASM sẽ có nhiệm vụ là dựa trên chỉ thị của cấp trên và chỉ tiêu doanh thu để lập kế hoạch chi tiết cho hướng đi mới.

Đồng thời, Giám đốc kinh doanh vùng cũng phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, phê duyệt báo cáo về chỉ tiêu doanh số dựa trên cơ sở của các chi nhánh. Cũng phải đảm bảo được hệ thống kinh doanh, phân phối trong khu vực được thực hiện đồng nhất.

Trực tiếp giám sát và quản lý hệ thống phân phối

Đây là một nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng của ASM. Việc xây dựng riêng cho mình một đội ngũ để giám sát hoạt động chi nhánh cũng rất cần thiết. Bởi họ sẽ đảm bảo được tính minh bạch, công bằng và có được sự chủ động trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Giám đốc kinh doanh vùng có thể xây dựng hệ thống giám sát bằng những phương thức khác nhau. Điển hình như: Hệ thống giám sát chéo, giám sát riêng,...

Thu thập, phân tích dữ liệu và kết quả kinh doanh

Việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ giúp ASM có thể nắm bắt chính xác tình hình của vùng. Đây chính là lúc họ tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua số liệu từ các chi nhánh. Những con số này phải được cập nhật một cách nhanh, chính xác và báo cáo hàng tuần.

Ngoài ra, phân tích dữ liệu của đối thủ cũng là một việc rất quan trọng. Qua đó, ASM sẽ thấy được đối thủ của công ty mình có thể mạnh, tiềm năng ra sao để đề ra những phương án hợp lý cho doanh nghiệp mình đang làm việc.

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh vùng

Hàng tháng có trách nhiệm quản lý thu hồi công nợ

Hàng tháng, ASM sẽ được nhận báo cáo về tình hình công nợ, và việc họ phải làm là kết hợp và bàn bạc với phòng kế toán để chỉ đạo để đôn đốc, tham mưu, các hoạt động công nợ.

Đào tạo, bố trí và sắp xếp nhân sự vào hệ thống kinh doanh vùng

Đội ngũ nhân viên là yếu tố rất quan trọng để hoạt động kinh doanh được phát triển và ổn định. Bởi họ chính là những người trực tiếp tiếp cận người tiêu dùng, thúc đẩy trở thành khách hàng tiềm năng và trung thành với công ty mình.

Vì vậy, việc đào tạo, bố trí, sắp xếp nhân sự có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vùng. ASM cần có tính toán cụ thể, thấu hiểu, nắm bắt được nguồn nhân sự mình có để đưa ra quyết định và sắp xếp chính xác nhất.

Báo cáo và tiếp nhận chỉ thị từ cấp trên

Giám đốc kinh doanh vùng phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động, tình hình tại khu vực mình quản lý định kỳ vào mỗi tuần, mỗi tháng lên ban lãnh đạo.

Ngoài ra, những kết quả, vấn đề liên quan đến hệ thống kinh doanh tại vùng được quản lý, ASM sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm.

Theo Timviec365.vn

4.9/5 (107 votes)

29 10/24

USP (Unique Selling Point) là gì? Bật mí 5 bước giúp bạn xác định USP sản phẩm thống lĩnh thị trường

Để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác và chiếm lĩnh thị trường, USP là một trong những yếu tố không thể thiếu.

27 10/24

Bạn - Bàn - Bán: Nguyên tắc bán hàng hiệu quả trong kinh doanh

Trong nhiều trường hợp, khách hàng không mua sản phẩm vì họ cần sự thấu hiểu, giúp đỡ giải quyết vấn đề từ bạn.

25 10/24

Hướng dẫn các chỉ tiêu và cách xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp, KPI cho phận kinh doanh là thước đo hiệu suất của mỗi người. Nên KPI giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện tiến độ và làm nhân viên làm việc tiến độ hơn.

23 10/24

Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết từ a-z

Kế hoạch kinh doanh được coi là bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi thực hiện một ý tưởng bất kỳ.

21 10/24

Kế hoạch kinh doanh là gì? Tầm quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của nó ra sao? Khi lập kế hoạch kinh doanh cần chú ý những điều nào? Hãy bớt chút thời gian của mình cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung ở bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!

19 10/24

ASM là gì? Mô tả từ a-z công việc của Giám đốc kinh doanh vùng

ASM là gì? Công việc của Giám đốc kinh doanh vùng diễn ra như thế nào? Đây hẳn là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Vậy hãy dành thời gian cùng chúng tôi tham khảo chia sẻ dưới đây để hiểu kỹ hơn vị trí ASM bạn nhé!

17 10/24

RSM là gì? Vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

RSM là gì? Vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Để giải đáp được thắc mắc, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây. Bởi hệ thống sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng theo dõi nhé!

15 10/24

CCO là gì? Tại sao trong doanh nghiệp nên có CCO?

CCO có nghĩa là gì? Tại sao trong doanh nghiệp cần phải có CCO? Nó có quyền lực lớn như thế nào trong mỗi công ty? Đây đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Để giải đáp được băn khoăn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

13 10/24

Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Vận hành quy trình bán hàng bài bản, trơn tru sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đồng thời doanh nghiệp bạn còn nhanh chóng ghi điểm trong lòng của khách hàng nữa đấy. Vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng hiệu quả, chuyên nghiệp. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!