Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết nhanh chóng, dễ dàng
10/07/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết đơn giản gồm các món truyền thống như bánh chưng xanh, gà luộc cánh tiên, xôi gấc dẻo bùi, trầu cau bôi vôi,…
Trong thời đại hiện nay, việc dành thời gian để chuẩn bị cơm cúng ngày lễ Tết rất hạn chế. Nhiều người đau đầu suy nghĩ các món cúng sao cho dễ làm, đơn giản, tiết kiệm thời gian. Dưới đây hệ thống gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết nhanh chóng, dễ dàng. Tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa của ngày Ông Táo về trời là gì?
Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt Nam. Thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Ông Công ông Táo cưỡi bay lên trời vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch
Mục đích của chúng nhằm tiễn ông Công ông Táo lên trời. Các ngài sẽ báo cáo công việc của gia đình trong năm qua. Và cầu mong cho mọi người trong nhà một năm mới an lành, may mắn.
Cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết dễ làm
Việc chuẩn bị cơm cúng không quá cầu kỳ. Nhưng cũng cần đảm bảo đầy đủ các món truyền thống. Dưới đây hệ thống gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết nhanh chóng, dễ dàng. Cụ thể:
Gà luộc cánh tiên
Gà luộc cánh tiên là một món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món này thường được dùng để cúng lễ. Bởi vì chúng có hình dáng đẹp mắt, thịt gà thơm ngon, hấp dẫn.
Món gà luộc không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết
Trước tiên, gà làm sạch, xát muối và gừng để khử mùi tanh. Sau đó, chặt bỏ phần chân và dùng chỉ buộc chặt hai cánh lại. Tiếp tục cho vào nồi, đổ nước ngập nước. Thêm gừng, hành tím, sả đập dập, muối, hạt nêm và tiêu đun sôi nồi nước. Chú ý vặn nhỏ lửa và luộc trong khoảng 40 - 50 phút.
Cách kiểm tra bằng cách dùng tăm xăm vào phần đùi. Nếu xiên qua dễ dàng là gà đã chín. Các bà, các mẹ vớt ra khỏi nồi, để nguội bớt và bày ra đĩa.
Canh măng nấu xương
Canh măng nấu xương là một món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này có vị ngọt thanh của xương ninh kết hợp giòn dai của măng. Và mùi thơm của các loại gia vị, rất thích hợp để ăn vào những ngày thời tiết se lạnh.
Canh măng nấu xương phù hợp để ăn vào ngày giá lạnh cận Tết
Bật mí cho các chị em, để canh có vị ngọt thanh. Bạn nên chọn măng tươi có màu trắng ngà, không bị thâm đen.
Ngoài ra, khi luộc xương heo, chúng ta nên vặn nhỏ lửa để xương chín đều và ngọt nước. Đồng thời, các mẹ nên thêm các loại rau củ khác như nấm hương, cà rốt, su hào,... Điều này giúp món canh thêm hấp dẫn.
Bánh chưng chia nhỏ
Bánh chưng thường xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết. Khi bày ra đĩa, món bánh này được chia thành 8 miếng đều nhau, đẹp mắt và dễ ăn.
Bánh chưng xanh chia 8 miếng rất quen thuộc với người Việt
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một chiếc dao sắc. Sau đó, chúng ta đặt thực phẩm này lên chiếc đĩa hoặc thớt sạch. Dùng lực cắt bánh chưng thành 8 miếng đều nhau, mỗi miếng có độ dày khoảng 1,5 - 2 cm.
Lưu ý, các chị em nội trợ nên cắt dứt khoát, không nên làm chậm rãi. Bởi vì điều đó sẽ khiến món ăn bị vỡ. Và bạn nên chia theo chiều dọc sẽ dễ hơn.
Xôi gấc dẻo bùi
Món ăn này thường được dùng trong các dịp lễ, hoặc cúng bái. Thực phẩm này có màu đỏ tươi bắt mắt, vị dẻo thơm của nếp và vị ngọt thanh của gấc.
Xôi gấc bùi, dẻo, thơm ngon cung cấp nhiều Vitamin A
Để làm ra đĩa xôi ngon, chất lượng chúng ra nên chọn gạo nếp ngon, đều, mẩy. Đồng thời, ngâm hạt gạo đủ thời gian. Điều này giúp chúng nở mềm, khi nấu sẽ dẻo hơn.
Khi đồ bạn nên vặn nhỏ lửa để chín đều và không bị khô. Lúc gần được, các mẹ nên cho thêm một ít nước cốt dừa vào để món ăn thêm béo ngậy.
Nấm đùi gà xào thịt bò
Thịt bò xào nấm đùi gà là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Món ăn này có vị ngọt của thịt bò, vị thơm của nấm đùi gà và vị đậm đà của các loại gia vị.
Nấm xào thịt bò rất bổ dưỡng, dễ làm và thơm ngon
Lưu ý khi bạn nên xào ở lửa lớn để thịt bò chín nhanh mà không bị dai. Đặc biệt, các sợi nấm có thể xào trước. Lúc thịt gần chín chúng ta cho nấm vào đảo đều, tắt bếp.
Trầu cau bôi vôi
Trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Lễ vật này tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp, hạnh phúc, sung túc.
Khi cúng bái bằng lễ mặn, người Việt thường sử dụng trầu cau bôi vôi
Nếu gia chủ khéo tay có thể thêm trầu cánh phượng. Hoặc không bạn chỉ cần chuẩn bị 5 lá trầu, quệt một ít vôi. Và để lên trên 3 quả cau nhỏ. Cách này khá đơn giản, tiết kiệm thời gian cho những ai bận rộn.
Cá chép để phóng sinh
Theo quan niệm, đây là phương tiện duy nhất để ông Công, ông Táo. Các ngài cưỡi chúng về trời để báo cáo Ngọc Hoàng về công việc của gia đình trong năm.
Ông Công ông Táo dùng cá chép đỏ để bay về Trời báo cáo Ngọc Hoàng
Chúng ta nên lựa chọn cá chép đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, thành công. Đặc biệt, vật phẩm cúng này phải còn sống, bơi lội khỏe mạnh.
Cách cúng ông Công ông Táo
Khi làm mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết tươm tất, bạn cần bày biện trên bàn thờ. Sau đó, gia chủ thắp hương, đọc bài văn khấn.
Mâm cơm cúng ông Táo có thể đơn giản, nhưng cần tươm tất, đầy đủ vật phẩm
Cuối cùng, bạn thả cá chép xuống sông để ông Táo cưỡi cá về trời. Khi hương tàn, chúng ta có thể hạ các món ăn xuống và thụ lộc.
Kết luận
Tóm lại, lễ cúng ông công ông Táo là một phong tục truyền thống quan trọng của người Việt. Chúng mang những giá trị tinh thần to lớn. Việc chuẩn bị mâm cúng tươm tất thể hiện lòng thành. Đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho gia chủ được rất nhiều người quan tâm.
Hy vọng bài viết của hệ thống gợi ý cho bạn đọc những thông tin hữu ích hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày giáp Tết nhanh chóng, dễ dàng.
Theo Eva.vn
4.9/5 (27 votes)