Tiểu sử về tác giả Tản Đà: Nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng Việt Nam
11/03/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Tản Đà là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn học của nước nhà và là cây cầu nối giữa hai thế kỷ của dòng thơ mới.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề cũng như về tác giả Tản Đà, mời bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo dưới đây.
Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà
Tản Đà(tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu) sinh năm 1889 và mất năm 1939. Quê hương ông tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng và từ lúc còn nhỏ, ông đã tiếp cận được với tri thức.
Tản Đà là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
Tản Đà là người con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân. Khắp vùng sơn Tây đã xôn xao về người thi sĩ này và coi ông là một thần đồng. Tản Đà đã từng tham gia cuộc thi của gia đình, nhưng hai lần ông đều không đỗ đạt.
Vào năm 1915, những bài tản văn đầu tiên của ông đã được đăng lên Đông dương tạp chí, đánh dấu cột mốc trong sự nghiệp cầm bút của tác giả.
Tản Đà là một trong những người đầu tiên coi văn chương là nghề nghiệp và còn sử dụng chữ nghĩa của mình kiếm kế sinh nhai. Tác giả gần như gắn cả cuộc đời với nghề nghiệp viết lách, điều đó được minh chứng quả vô số tác phẩm trên báo.
Nhà thơ đã viết được rất nhiều thể loại về cả nội dung lẫn hình thức, những tác phẩm của ông khiến cho độc giả như rơi vào cõi mộng, chán ngán đời thực và mang tính châm biếm ngầm hiện thực.
Một trong số tác phẩm đã làm nên sự nghiệp của ông chính là “Hầu trời” in trong tập thơ Còn chơi năm 1921. Bài thơ này đã khắc họa được nét cá tính của tác giả và được đi theo một câu chuyện cụ thể, hấp dẫn.
Người thi sĩ của hai thế kỷ
Trong giai đoạn 1900-1930, Tản Đà đã hòa mình vào dòng chảy văn học Việt Nam cùng với sự thay đổi của kinh tế, văn hóa.
Tản Đà luôn là nguồn cảm hứng cho thành công vang dội của thế hệ nhà thơ, nhà văn về sau
Nhà thơ đã chịu không ít tác động trong bối cảnh xã hội và nó đã hình thành nên cái giao thời trong thơ ca tác giả. Những tác phẩm của ông đều hiện lên cả ở mặt nội dung và hình thức.
Thơ ca của Tản Đà vẫn chủ yếu tập trung vào tình yêu nam nữ cùng với lòng yêu nước thầm kín. Thi sĩ đã đứng về phe nhân dân những người yếu thế. Dù chưa thực sự mạnh mẽ đã bộc lộ được chất cảm thương trong thơ của ông.
Tản Đà luôn là nguồn cảm hứng cho thành công vang dội của thế hệ nhà thơ, nhà văn về sau. Ông xứng đáng là người thi sĩ của hai thế kỷ.
Nhận định về nhà thơ Tản Đà
Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng: “Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suy trong hội tài tình, ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này”.
Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suy trong hội tài tình, ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này
Cũng như khẳng định của Ngô Tất Tố: “ Ông Tản Đà là một người đứng đầu trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này”. Tản Đà còn là người thi sĩ đầu tiên mở đường cho thơ Việt Nam hiện đại - theo lời Xuân Diệu.
Bài viết trên đây đã làm sáng tỏ về tiểu sử về tác giả Tản Đà: Nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, nhà văn này.
Theo www.reader.com.vn và revelogue.com
4.9/5 (57 votes)