Tiểu sử Tô Vĩnh Diện: Chiến sĩ thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam
28/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Tô Vĩnh Diện là chiến sĩ thuộc QĐND Việt Nam. Ông nổi tiếng với hành động lấy chính cơ thể mình chèn vào càng pháo để không cho khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bài viết tham khảo dưới đây, hệ thống sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tiểu sử cũng như sự nghiệp của người chiến sỹ.
Tiểu sử, binh nghiệp của đồng chí Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh diện sinh năm 1924 tại Thanh Hóa. Quê hương ông thuộc thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí được biết đến là một chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tô Vĩnh Diện là chiến sĩ thuộc QĐND Việt Nam
Ông xuất thân và lớn lên trong gia đình có cha là một bần nông trong làng. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn nên từ năm 8 tuổi, ông đã phải đi ở. Khi lớn lên, đồng chí được bầu làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Năm 1946, khi quân viễn chinh của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông đã tham gia chỉ huy dân quân tại địa phương. Vào năm 1950, ông đã bị bắt trong một vụ bạo loạn xảy ra tại Thanh Hóa. Thời gian sau đó, ông chính thức gia nhập vào Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 03/1953, ông triệu lực lượng để tham gia phòng không chuẩn bị thành lập. Tại đây, đồng chí đã cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây để tập huấn pháo binh. Trong thời gian huấn luyện, ông được chỉ định là trung đội phó của đại đội 829, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367.
Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, vào tháng 12/1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước rồi hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến.
Bên cạnh đó, ông còn được điều về làm trung đội phó của trung đội 2 tại đại đội 827. Về sau, khẩu đội Tô Vĩnh Diện được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 ,do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho VNDCCH.
Sự hy sinh cao cả của ông
Để giữ bí mật chiến lược, các đơn vị cao xạ đều phải vận chuyển hai loại lựu pháo 105mm và cao xạ 37mm vào ban đêm. Sau đó, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở từ vị trí tập kết.
Tô Vĩnh Diện bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương và ra đi mãi mãi
Từ trưa ngày 16/01, được sự trợ giúp của công binh và bộ binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo nhưng đến ngày 24/1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Các đơn vị pháo binh đã nhận lệnh phối hợp với bộ binh kéo pháo trở ra. Lúc này, đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắc Hôm để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Đến ngày 01/02/1954, đơn vị của Tô Vĩnh Diện trên đường kéo pháo ra tới con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Đồng chí đã cùng pháo thủ Nguyễn Văn chi phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo.
Khi quân Pháp bất ngờ bắn pháo từ Mường Thanh Liên buộc đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống tới lúc dây tời bị đứt. Sau đó, tô Vĩnh Diện đã lập tức bỏ càng pháo phía trong chuyển sang ghì người vào càng pháo phía ngoài, lấy một chân đạp vào một gốc cây rồi đâm vào vách núi.
Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng Tô Vĩnh Diện cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương và ra đi mãi mãi.
Kết luận
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử, sự nghiệp của Tô Vĩnh Diện trong bài viết trên sẽ hữu ích với quý độc giả. Đừng quên theo dõi hệ thống để cập nhật thêm nhiều tin tức mới, hay nhất bạn nhé!
Theo vi.wikipedia.org và nguoinoitieng.tv
4.8/5 (40 votes)