Tiểu sử Alexander Fleming: Cha đẻ thuốc kháng sinh giúp cứu sống hàng triệu người trên Thế giới
21/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Alexander Fleming là một nhà sinh học, bác sĩ và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được xem là người đã mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh trong y học.
Hồi nhỏ, Alexander Fleming đã có thói quen quan sát tỉ mỉ, được duy trì ngay cả khi ông đã trở thành bác sĩ. Nhờ vậy, nhà khoa học này đã phát hiện ra Penicillin – loại thuốc kháng sinh đầu tiên của nhân loại, mở ra kỷ nguyên dùng thuốc kháng sinh trong lĩnh vực y học.
Tiểu sử Alexander Fleming
Alexander Fleming sinh ngày 6/8/1881 ở phía Bắc Vương Quốc Anh. Đây là một vùng đất công nghiệp phát triển nhưng kiểm soát không tốt, cùng với khí hậu ẩm ướt nên bị ô nhiễm nặng nề.
Alexander Fleming sinh ngày 6/8/1881 ở phía Bắc Vương Quốc Anh
Trong điều kiện như vậy, ở đây đã xảy ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng như: Viêm phổi, viêm màng não mủ, bạch hầu, nhiễm trùng huyết,...
Từ nhỏ, Alexander Fleming đã chứng kiến nhiều người thân của mình bị cướp đi mạng sống vì những căn bệnh ấy. Cũng chính vì vậy, từ khi còn bé ông đã quyết tâm sẽ trở thành bác sĩ để cứu chữa người bệnh.
Tiểu sử Alexander Fleming
Những thành công ban đầu giúp Alexander Fleming nổi tiếng
Alexander Fleming đã thi đậu vào trường ông muốn học và luôn dẫn đầu lớp trong các môn, nhất là môn về miễn dịch học. Năm 1906, khi vừa tốt nghiệp, ông được Almroth Wright – một người đi tiên phong trong lĩnh vực vắc-xin nhận làm phụ tá.
Alexander Fleming đã thi đậu vào trường ông muốn học và luôn dẫn đầu lớp trong các môn, nhất là môn về miễn dịch học
Năm 1914, ông bắt buộc phải dừng công việc nghiên cứu vì chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Fleming bị gọi nhập ngũ và phục vụ ở quân y viện ngoài chiến trường.
Alexander Fleming trong 4 năm phục vụ ở quân đội đã chứng kiến không ít binh sĩ không chết trên chiến trường nhưng lại chết trên giường điều trị vì bị nhiễm trùng.
Điều này khiến ông rất buồn và nhận ra cần phải tìm ra một loại thuốc kháng khuẩn đủ hiệu lực để khống chế sự nhiễm trùng của vết thương.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được giải ngũ và trở lại phòng thí nghiệm ngày xưa và tiếp tục công việc nghiên cứu bị bỏ dở của mình.
Sự nghiệp Alexander Fleming
Năm 1922, một lần tình cờ Fleming đã phát hiện được một đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn do ông vô tình hắt hơi vào. Sau 3 ngày ủ trong tủ ấm, ở chỗ có dịch từ mũi ông rơi vào khuẩn lạc không mọc được.
Cho rằng trong các dịch của cơ thể con người tiết ra có chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, ông cùng với trợ lý của mình đã lấy mẫu tiến hành thí nghiệm với các loại nước mắt, nước mũi, dịch vị, nước bọt,... Kết quả, chúng đều có tác dụng ức chế tương tự như nhau.
Không lâu sau đó, Alexander Fleming đã công bố về việc ông phát hiện ra chất lysozyme do chính cơ thể con người tạo ra, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn.
Tuy nhiên, theo ông chất này không thể tiêu diệt một số vi khuẩn có hại đặc biệt với người. Nhưng cũng nhờ vào phát minh này, ông đã trở nên nổi tiếng và được giới y học nước Anh biết đến.
Alexander Fleming là người tìm ra kháng sinh Penicillin
Trong một thời gian dài, Alexander Fleming thực hiện các thí nghiệm nuôi cấy liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, vì điều kiện dụng cụ và thiết bị lúc đó còn thô sơ nên việc tránh bị sự tạp nhiễm của vi khuẩn, nấm mốc vào các hộp petri nuôi cấy rất khó khăn.
Alexander Fleming là người tìm ra kháng sinh Penicillin
Vào ngày 28/9/2028, khi phụ tá của Fleming mở một đĩa petri đã cấy vi khuẩn để lấy chúng đi nghiên cứu, anh ta đã phát hiện thấy trong đĩa petri ấy xuất hiện một loại nấm màu xanh nhạt.
Sau khi báo cáo cho Alexander Fleming chuyện này, anh ta đã đem đổ đĩa petri ấy vào một cái đĩa khác. Lúc này, trên đĩa petri cũ còn lưu lại đường vân xanh của loại nấm mốc ấy.
Fleming nghĩ đây là dấu vết lưu lại của vi khuẩn đã chết nên lấy một giọt dịch của đĩa petri bỏ đi ấy quan sát dưới kính hiển vi. Kết quả thật sự ngạc nhiên, ông phát hiện rằng trong đó không hề có dấu vết của liên cầu khuẩn.
Ông đã chuyển sang nuôi cấy loại nấm này, sau đó cho chúng và các dung dịch chứa vi khuẩn thương hàn, phế cầu khuẩn, vi khuẩn lị, não mô cầu,... Kết quả, các loại vi khuẩn lị, thương hàn,.. vẫn phát triển bình thường, các loại còn lại chết hết toàn bộ.
Alexander Fleming tìm ra kháng sinh
Ông đem phát hiện của mình công bố vào năm 1929 và nói rằng vào lúc đó ông chưa thể chiết tách được Penicillium từ nấm Penicillium.
Lâu dần, báo cáo của ông rơi vào quên lãng khi giới y học cho rằng nấm chỉ mang lại bệnh tật chứ không chữa bệnh được.
Đến năm 1938, ông nhận được thư của 2 nhà khoa học là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey từ trường Đại học Oxford với lời đề nghị được hợp tác để tiếp tục thực hiện nghiên cứu về Penicillium.
Sự hợp tác này đã mang lại sự thành công, tháng 8/1940, ông đã công bố báo cáo kết quả nghiên cứu trên tập san khoa học Lancet.
Trên đây là những thông tin về Alexander Fleming – người mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh trong lĩnh vực y học. Quý đọc giả đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên trang để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác!
4.9/5 (87 votes)