Tiểu sử Tố Hữu: Ngọn cờ đầu của dòng thơ Cách mạng Việt Nam
29/08/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của phong thơ ca Cách mạng Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với Đảng và những chặng đường gian khó của nước ta.
Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Tố Hữu đã sử dụng tài văn chương của mình làm vũ khí góp phần cho chiến thắng Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về nhà thơ vĩ đại này, mời quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chuyên trang.
Cuộc đời và hoạt động Cách mạng của Tố Hữu
Nguyễn Kim Thành là tên thật của nhà thơ Tố Hữu(1920 - 2002). Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam nhưng quê gốc lại ở Thừa Thiên – Huế.
Tố Hữu có xuất thân từ một nhà gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương
Tố Hữu xuất thân từ một nhà gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương. Từ khi 8 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường. Đến tuổi 13, nhà thơ theo học tại trường Quốc học Huế và giác ngộ lý tưởng Cách mạng.
- Vào năm 1936, Tố Hữu gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương và hăng say hoạt động cách mạng. Nhờ đó, ông đã được kết nạp vào Đảng chỉ 2 năm sau.
- Đến tháng 4/1939, nhà thơ không may để thực dân Pháp bắt được và tra tấn vô cùng dã man. Trong quãng thời gian giam cầm, Tố Hữu bị đày đi rất nhiều nhà lao trên khắp cả nước. Tuy vậy, ông vẫn luôn giữ vững tinh thần chiến đấu.
Tiểu sử Tố Hữu: Ngọn cờ đầu của dòng thơ Cách mạng Việt Nam
- Tháng 3 năm 1942, nhà thơ thành công vượt ngục và tìm đường ra Thanh Hóa để tiếp tục hoạt động Cách mạng một cách bí mật.
- Đến năm 1947, Tố Hữu chuyển công tác lên Việt Bắc. Kể từ đó, ông rất được tin tưởng và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước như: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,...
Các sáng tác và thành tựu nghệ thuật
Tố Hữu được gọi là Nhà thơ của dân tộc Việt Nam
Tố Hữu được gọi là “Nhà thơ của dân tộc Việt Nam”. Vì lớn lên trong thời kỳ đất nước lầm than, đồng thời trải qua những năm tháng tù đày gian khổ, tâm hồn Tố Hữu luôn chứa chan tình yêu quê hương.
Vì vậy, những vần thơ ông viết đều thấm đẫm tính dân tộc, trữ tình chính trị nhưng cũng không kém phần ngọt ngào, lãng mạn.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu có thể kể đến là Từ ấy(1946), Việt Bắc(1954), Gió Lộng(1961), Máu và Hoa(1977), Một tiếng đờn(1992), Ta với ta(1999),...
Nhờ những đóng góp to lớn bằng văn thơ vào sự nghiệp Cách mạng, ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng danh giá.
Tập thơ Việt Bắc đạt giải nhất trong Giải thưởng Văn học của hội Văn nghệ Việt Nam
- Tập thơ “Việt Bắc” đã đạt giải nhất trong Giải thưởng Văn học của hội Văn nghệ Việt Nam(1954 – 1955).
- Quyển “Một tiếng đờn” đoạt Giải thưởng Văn học ASEAN Thái Lan năm 1996.
- Năm 1996, nhà thơ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
- Ngoài ra, Tố Hữu còn nhận Huân chương sao vàng năm 1994 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
Trên đây là tất tần tật thông tin về nhà thơ Cách mạng - Tố Hữu. Đừng quên theo dõi chuyên trang để biết thêm nhiều nhân vật vĩ đại khác của Việt Nam.
Theo: freetuts.net và sachhay24h.com
4.9/5 (61 votes)