Tiểu sử tác giả Hoài Thanh: Nhà phê bình văn học nổi tiếng Việt Nam
04/03/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Nhắc đến tác giả Hoài Thanh là sẽ khiến mọi người gợi nhớ đến một nhà văn hóa, người phê bình tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng và tài hoa xuất chúng nhất của thế kỷ XX.
Ở giai đoạn nào ông cũng đều có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết đều bộc lộ tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động nghệ thuật miệt mài của nghệ sĩ.
Cuộc đời và sự nghiệp
Nhà văn Hoài Thanh(1909 - 1982) có tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo khó có truyền thống cách mạng tại thị xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Nhà văn Hoài Thanh có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên
Ngay từ khi còn nhỏ, Hoài Thanh đã tham gia phong trào yêu nước và từng 2 lần bị bắt giam, rồi bị đuổi học vì các hành vi chống đối chính quyền thực dân Pháp thời bấy giờ.
Đến đầu năm 1931, ông chuyển vào Huế để đi làm công cho một nhà xưởng in, đi dạy học, rồi viết báo và viết văn.
Từ năm 1936, Hoài Thanh đã bắt đầu văn nghiệp của mình với hàng loạt các bài viết được đăng trên các trang báo như Phổ thông, Dân chúng, Gazettede Huế, Tràng An,…
Trong nhiều năm sáng tác, ông đã cho ra đời một số tác phẩm tiêu biểu như: Nam Bộ mến yêu, Văn chương và hành động, Xây dựng văn hóa nhân dân, Có một nền văn hóa Việt Nam, Nhân văn Việt Nam, Hoài Thanh toàn tập, Chuyện thơ, Nói chuyện thơ kháng chiến,...
Đặc biệt, tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” do ông và em trai Hoài Chân sáng tác đã đưa tác giả lên vị trí nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.
Sau đó, bằng các bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận có giá trị, ông đã trở thành một cây bút lý luận phê bình sắc sảo, đóng góp nhiều cho hoạt động nghiên cứu văn học thời bấy giờ cùng những ảnh hưởng to lớn về mãi về sau.
Một số nhận định ấn tượng về văn học
Văn chương mang đến cho ta những tình cảm chưa có và tinh luyện những tình cảm ta sở hữu. Nguồn gốc cốt yếu của nó nằm ở tại lòng thương người và rộng ra là tình yêu thương cả muôn vật muôn loài.
Tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” đã giúp ông trở nên xứng tầm trong giới phê bình văn học
Khi nói về phê bình văn học, Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Bình phẩm còn được. Nhưng phê? Sao lại phê? Bình có nghĩa là khen. Và khen ngợi là đi tìm và xác định cái hay trong văn chương. Để được gọi là văn chương, cái hay mới là cái đáng giá, còn cái dở, nhảm “không tiêu biểu gì hết”.”
Về văn chương Việt Nam, ông cho rằng: “Một dân tộc khinh miệt cá nhân, không quan tâm cá nhân, sẽ không thể có được nền văn chương phong phú. Nếu bây giờ ta muốn văn chương ngày càng thêm sự phong phú, cần nhất là phải để cho nhà văn được tự do thể hiện.”
Trên đây là toàn bộ thông tin về Tiểu sử tác giả Hoài Thanh: Nhà phê bình văn học nổi tiếng Việt Nam. Đừng quên follow chuyên trang để đón đọc các tiểu sử khác!
Theo: www.reader.com và www.baohoabinh.com
4.8/5 (62 votes)