Bật mí chiến thuật sử dụng nhân tài được Phạm Nhật Vượng, Steve Jobs tin dùng
08/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Cố nhân có câu “mời tướng không bằng khích tướng”, nếu muốn hiểu khả năng cũng như tâm lý của người nào đó, tốt nhất là tìm mọi cách để khiêu khích họ. Với những bạn nam đây được coi là phương pháp hiệu quả, hay hiểu theo cách đơn giản có tính cách cứng đầu, mạnh mẽ.
Phạm Nhật Vượng, Steve Jobs cũng tin dùng chiến thuật sử dụng nhân tài này. Để hiểu rõ hơn cùng theo dõi bài viết hôm nay bạn nhé!
"Mời tướng không bằng khích tướng" kiểu Steve Jobs
Steve Jobs chính là thiên tài gây dựng nên đế chế Apple. Ngoài ra, ông cũng được biết tới là người dùng thuật khích tướng.
Khoảng thời gian trước, để mời được cựu CEO Pepsi John Sculley về khởi nghiệp, ông hỏi vị CEO rằng: “Suốt đời ông muốn đi bán nước đường hay là đi cùng tôi và thay đổi toàn bộ thế giới?”.
Khi về làm cho Apple, John Sculley có nhiệm vụ đầu tiên chính là duy trì cũng như phát triển dòng máy tính lỗi thời Apple II, quảng bá và mang lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, ông cũng phải hỗ trợ Steve Jobs sáng tạo và cho ra mắt sản phẩm Macintosh.
Trong khoảng 3 năm đầu, Steve Jobs và John Sculleytrở thành bạn thân của nhau và là cặp đôi năng động
Trong khoảng 3 năm đầu, hai người đã trở thành bạn thân của nhau và là cặp đôi năng động. Năm 1984 Apple đã có mức doanh số tăng nhanh chóng, hơn 1,5 tỷ USD, so với năm trước tăng 55%.
Bên cạnh chiến thuật khích tướng, Steve Jobs đã tuyển người tài cùng nhau thay đổi thế giới nhờ vào các kỹ năng như tìm đúng đối tượng, kỹ năng thưởng thuyết và đưa ra đề nghị có lợi cho đôi bên.
Khi doanh nhân Việt Nam - Phạm Nhật Vượng "khích tướng"
Tại Việt Nam, có không ít doanh nhân thành đạt áp dụng chiến thuật “khích tướng” để mời người tài. Cụ thể như vào năm 2019, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tìm mọi cách để có thể mời giáo sư Vũ Hà Văn về làm việc.
Ông Vượng chia sẻ, lý do có thể thuyết phục nhân tài Việt Nam trở về không phải chỉ vì tiền
Hay tin giáo sư Văn về nước, ông Vượng lập tức cử phó tổng giám đốc đến Đà Nẵng – nơi giáo sư nghỉ dưỡng để gặp gỡ cũng như chia sẻ về dự định. Ông Hà chính là nhà toán học Việt Nam nổi tiếng và cũng là giáo sư đại học Yale. Thậm chí, ông từng đoạt giải Fulkerson và giảiPólya.
Ông Vượng chia sẻ, lý do có thể thuyết phục nhân tài Việt Nam trở về không phải chỉ vì tiền. Bởi, lương những công ty khác hay Vingroup trả ban đầu thấp hơn nhiều so với những gì họ nhận được ở nước ngoài.
Họ trở về là vì muốn ghi nhận chứng danh, cống hiến, thay vì làm được nhiều thứ nhưng lại phải phải đứng dưới tên người nước ngoài. Giáo sư Văn rất quyết tâm, ông chia sẻ rằng: “Từ xưa tới nay tôi rất muốn làm thứ gì đó cho đất nước nhưng chưa có cơ hội cũng như điều kiện. Còn bây giờ tôi thấy mình sẽ làm được”.
Theo Songdep.com.vn
4.9/5 (96 votes)