Tiểu sử Quách Văn Phẩm: Nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam
15/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Quách Văn Phẩm là một trong những nhà cách mạng nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông là người có công lao đóng góp lớn lao cho sự nghiệp xây dựng nước nhà.
Bên cạnh đó, đồng chí còn là nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau. Cùng hệ thống đón đọc và tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của nhà cách mạng trong nội dung dưới đây.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Quách Văn Phẩm
Quách Văn Phẩm sinh năm 1920 tại Cà Mau và mất năm 1941. Quê hương ông thuộc ấp Giao Vàm, làng Phong Lạc, tổng Quản Xuyên, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau).
Quách Văn Phẩm là một trong những nhà cách mạng nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Đồng chí được biết đến là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đồng thời cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau vào năm 1940.
Vốn chịu ảnh hưởng lớn từ người anh thứ năm là Quách Văn Lực - một trong những đảng viên Cộng sản đầu tiên tại Cà Mau, đồng chí đã gia nhập vào Đảng cộng sản Đông Dương từ mùa thu năm 1937.
Ông đã hoạt động tích cực chống chính quyền thực dân Pháp đồng thời đấu tranh mạnh mẽ cho phong trào độc lập dân tộc. Đến năm 19389, ông được cử phụ trách công tác đoàn thể của Huyện ủy viên quận Cà Mau.
Tóm tắt sự nghiệp của nhà cách mạng
Trong sự nghiệp tham gia chính trị, đồng chí quách Văn Phẩm đã trải qua nhiều cương vị hoạt động khác nhau, cụ thể như sau:
Để tưởng nhớ công lao đóng góp lớn của đồng chí đối với cách mạng, tên của ông còn được chính quyền Việt Nam đặt cho nhiều đường, địa danh và trường học
Sự nghiệp |
Nội dung |
01/05/1940 |
Tại Hội nghị Tỉnh ủy ở Tắt Ông Do (nay thuộc xã Đất Mới, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), ông Quách Văn Phẩm được bầu làm Ủy viên thường vụ. Để chuẩn bị cho Khởi nghĩa Nam kỳ, đồng chí còn được tổ chức phân công trực tiếp chỉ đạo khu vực I bao gồm Hòn Khoai và Năm Căn cùng các xã lân cận. Trong kế hoạch, ông là người chịu trách nhiệm đón trung đội du kích của Tân Hưng Tây tại Tắt Năm Căn để phối hợp với lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai tiếp tục đánh chiếm chợ Năm Căn. Theo đó, ông đã phân công cho Bông Văn Dĩa chạy ghe buồm ra Hòn Khoai trao thư, trong đó có cả kế hoạch tỉnh ủy, còn ông Phan Ngọc Hiển và chi bộ công nhân nhà đèn sẽ thống nhất hành động vào 9 giờ đêm ngày 13/12/1940. |
12/12/1940 |
Thời gian này, đồng chí nhận được thư của Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Thời đề nghị hoãn lại cuộc khởi nghĩa. Lúc bấy giờ, do chưa thể liên lạc được với tổ chức ở Hòn Khoai nên ông đã sắp xếp ngay công việc về tỉnh ủy để báo cáo tình hình. |
19/12/1940 |
Trên đường đi đến Rạch Rẩy gần rạch Ông Muộn thì trời sáng, đồng chí đã bị hội tề phát hiện và bắt được. Khi đó, ông bị giam tại Cà Mau một đêm rồi bị chính quyền thực dân giải vào khám lớn của tỉnh Bạc Liêu, Khám Lớn Sài Gòn. Khi lên Khám Lớn Sài Gòn, ông đã gặp được các đồng chí khởi nghĩa Hòn Khoai. Mặc dù sau 6 tháng bị tra tấn và giam cầm tại Khám Lớn Sài Gòn nhưng ông vẫn không khai báo. |
27/02/1941 |
Tòa án binh thường trực Sài Gòn đem xử 52 người tham gia Khởi nghĩa Nam kỳ ở Cà Mau & Bạc Liêu. Trong đó có 10 người bị tuyên án tử hình, tính cả Quách Văn Thẩm. |
12/07/1941 |
Ông Quách Văn Phẩm cùng 9 đồng chí của mình bị xử bắn tại sân vận động Cà Mau. Lúc bị tử hình, đồng chí đã cùng nhau hô vang khẩu hiệu "Đả đảo Đế quốc Pháp" và "Việt Nam độc lập muôn năm". |
Để tưởng nhớ và tôn vinh công lao đóng góp to lớn của đồng chí, phần mộ của ông đã được nhà nước Việt Nam quy tập về Nghĩa trang 10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai tại TP Cà Mau. Bên cạnh đó, tên của ông còn được chính quyền Việt Nam đặt cho nhiều đường, địa danh và trường học.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Quách Văn Phẩm. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức hữu ích và hiểu rõ hơn về nhà cách mạng nổi tiếng này.
Theo vi.wikipedia.org và thuvienlichsu.vn
4.9/5 (25 votes)