Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 Chiến lược phổ biến trong kinh doanh
05/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Ngày nay, việc xây dựng và triển khai các chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh luôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa biết cách triển khai những chiến lược cạnh tranh này. Để có cái nhìn tổng quan hơn về chúng, hãy cùng chuyên trang theo dõi bài viết ngay sau đây.
Khái niệm và ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh là hệ thống các kế hoạch triển khai dài hoặc ngắn hạn được vạch ra bởi một doanh nghiệp. Nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong lĩnh vực công ty kinh doanh.
Chiến lược cạnh tranh trong tiếng Anh gọi là Competitive Strategy
Tuy nhiên, mục đích chính của việc xây dựng kế hoạch cạnh tranh đó là tạo ra được một vị trí vững chắc cho doanh nghiệp trong lĩnh vực họ đang hoạt động.
Hiện nay, các chiến lược hay kế hoạch cạnh tranh giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi chỉ khi tạo ra cho mình được một lợi thế riêng biệt, công ty mới có thể tồn tại lâu dài và phát triển bền vững.
Có hai hình thức cơ bản thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm khác biệt hoá và giá cả cạnh tranh.
Sự kết hợp của hai hình thức cạnh tranh này cùng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hướng đến sẽ hình thành lên các chiến lược như: Chiến lược về giá, chiến lược tập trung và chiến lược khác biệt hoá.
4+ Chiến lược cạnh tranh phổ biến
Ngày nay, để có được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường, bạn phải nắm rõ được 4 chiến lược phổ biến sau đây.
Một số chiến lược cạnh tranh phổ biến hiện nay
Chiến lược cạnh tranh phổ biến |
Chi tiết |
Khác biệt hóa |
Khác biệt hoá chính là chiến lược giúp duy trì các tính năng riêng biệt của các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sở hữu trên thị trường. Khác biệt đó có thể là về giá cả, chất lượng hay tính năng,... Thực hiện chiến lược này còn giúp mở ra cơ hội dẫn đầu xu hướng cho doanh nghiệp. |
Dẫn đầu chi phí |
Mục tiêu chủ chốt doanh nghiệp hướng đến chính là trở thành một nhà sản xuất hay nhà cung ứng có giá thành sản phẩm được đánh giá là thấp nhất trong ngành. Nhưng để đạt được mục tiêu chiến lược này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất với quy mô rộng lớn bởi hiệu quả của nó sẽ được đánh giá dựa trên chúng. |
Tập trung chi phí |
Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đến người sử dụng với mức tối thiểu. Chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Bởi họ luôn thích những sản phẩm có giá thành phải chăng cùng nhiều ưu đãi khuyến mãi. |
Tập trung phân biệt |
Doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng chiến lược này. Bởi nó giúp tạo ra sự khác biệt rất lớn khi công ty chỉ cần tập trung phát triển trên một phân khúc thị trường cụ thể. |
Mỗi một chiến lược cạnh tranh đều giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ thông tin về chiến lược cạnh tranh và các chiến lược phổ biến trong kinh doanh. Mong rằng nội dung này mang đến cho bạn sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Theo: bizfly.vn
4.8/5 (66 votes)