Tiểu sử Phạm Ngọc Thạch: Người giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của nước Việt Nam đầu tiên
03/07/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Phạm Ngọc Thạch được quý độc giả biết đến với cương vị là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Không những thế, ông còn được mệnh danh là nhà chính sách có ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp của của vị bác sĩ, mời bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo dưới đây.
Tiểu sử cuộc đời của giáo sư Phạm Ngọc Thạch
Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 07-05-1909 tại Bình Định. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có dòng dõi quý tộc tại Huế. Gia đình của ông đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển quê hương thành một khu đô thị rộng lớn.
Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
Mặc dù xuất thân trong gia đình cao quý nhưng tuổi thơ của ông đã gặp rất nhiều biến cố. Từ khi 2 tuổi, ông đã mồ côi mẹ và sống cùng cha với hai người anh chị em trong một căn hộ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian sau cha của ông cũng đã qua đời.
Khi đó, thật may mắn khi Phạm Ngọc Thạch đã được người chị nuôi nấng và hỗ trợ ông trong quá trình học lên làm bác sĩ. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện sự thông minh và ham học hỏi của bản thân mình.
Không những thế, ông còn được tiếp xúc với tiếng Pháp từ rất sớm cùng với anh chị. Một thời gian về sau, ông đã chính thức trở thành học sinh dẫn đầu của trường Sơ học Pháp Việt Phan Thiết.
Sự nghiệp thành công của ông
Bởi vì gia cảnh của ông thời bấy giờ nên gia đình thường luân chuyển vị trí công tác và nơi ở theo sự phân công của nhà nước. Có thể kể đến một số dấu mốc quan trọng trong cuộc đời phát triển sự nghiệp của ông như sau:
Phạm Ngọc Thạch đã được tiến cử làm trợ lý chuyên ngành lao và các bệnh phổi tại Paris
- Năm 1917: Phạm Ngọc Thạch tốt nghiệp đầu bảng kỳ thị và lấy bảng Sơ học Yếu Lược.
- Năm 1918: Ông đã tham gia học tại trường Albert Sarraut.
- Từ năm 1928 đến 1932: Ông đã tham gia theo học tại trường Đại học Y Hà Nội.
- Năm 1932 đến 1934: Bác sĩ đi du học và tốt nghiệp tại một trường đại học của Pháp. Vì tài năng vượt trội và xuất sắc của bản thân, ông đã được các giáo sư tại đại học Y khoa Paris tiến cử làm trợ lý chuyên ngành lao và các bệnh phổi.
- Đến năm 1934: Ông tiếp tục làm trợ lý tại bệnh viện Laennec và về nước vào năm 1936.
Trong quá trình học tập và làm việc tại Pháp, ông đã được thăng chức lên làm Giám đốc Bệnh viện Lao ở vùng núi phía đông nước Pháp. Mặc dù sự nghiệp và cuộc sống đều vô cùng thành công, nhưng bác sĩ vẫn quyết định về Việt Nam vào năm 1936.
Sau khi quay trở về Việt Nam, bác sĩ đã từ chối công việc tại bệnh viện nhà nước mà đã tự mở phòng riêng tại đường Chasseloup – Laubat nay thuộc 202 phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM để khám và chữa bệnh.
Những thành tựu nổi bật của Phạm Ngọc Thạch
Vào ngày 27 -08 – 1945, Chính Phủ lâm thời đã quyết định cử ông làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên và phụ trách công tác đối ngoại tham gia đàm phán với đại diện của Chính phủ Pháp.
Ông được cử làm Thứ trưởng phủ Chủ Tịch vào tháng 11/1946
- Tháng 11/1946: Ông được cử làm Thứ trưởng phủ Chủ Tịch theo Sắc lệnh số 216.
- Đến năm 1948: Bác sĩ trở thành Trưởng phái đoàn Chính phủ vào Nam bộ công tác.
- Năm 1953: Ông đã giữ chức vụ Trưởng ban y tế và phụ trách công tác Y tế an toàn Khu.
- Đến giữa năm 1953: Ông đã trở thành Giám Đốc bệnh xá 303.
- Năm 1954: Bác sĩ được bổ nhiệm làm Thứ trưởng.
- Vào năm 1958: Phạm Ngọc Thạch tiếp tục giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế và được trao tặng giải thưởng Anh hùng Lao động.
- Năm 1997: Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật.
Trong quá trình làm Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã có nhiều giải pháp để cải thiện sức khỏe cộng đồng, nhân dân và giúp phòng chống dịch bệnh ở các tỉnh miền núi. Có thể nói rằng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có công lao to lớn cho nền Y học nước nhà.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử cuộc đời cũng như sự nghiệp của Phạm Ngọc Thạch. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị bác sĩ.
Theo www.tapchidongy.org và www.tapchiyhoccotruyen.com
4.8/5 (54 votes)