Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân: Ông vua tùy bút của Việt Nam
21/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam. Ông đã dành trọn cuộc đời mình để theo đuổi cái đẹp, nhờ đó đóng góp rất nhiều vào nền nghệ thuật nước nhà.
Ông được độc giả gọi bằng rất nhiều mỹ từ như: Cây bút quái kiệt, Người thợ kim hoàn của chữ nghĩa, Ông vua tùy bút,... Để hiểu hơn về vị tác giả tài hoa xuất chúng này, bạn đọc hãy cùng chuyên trang theo dõi bài viết hôm nay.
Tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất vào 1987, hưởng thọ 77 tuổi. Quê hương ông chính là phố Hàng Bạc, thủ đô Hà Nội.
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất vào 1987
Nhà văn đã trải qua tuổi thơ khó khăn, cực khổ vì sinh ra vào thời thế loạn lạc, gia đình phải di cư đến rất nhiều tỉnh khác nhau như Phú yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hội An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Do đó, lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc đã sống dậy trong Nguyễn Tuân từ rất sớm. Vào năm 1929, khi đang học cuối cấp, ông tham gia vào biểu tình phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt và bị đuổi học. Nhiều năm sau, nhà văn lại bị bắt giam do vượt biên không giấy phép.
Sau khi được thả, Nguyễn Tuân bắt đầu con đường văn chương của mình với những sáng tác đặc sắc thuộc đa dạng thể loại như: Bút kỳ, tùy bút, truyện ngắn,... Bên cạnh đó, ông còn tham gia đóng phim điện ảnh, diễn kịch.
Tuy nhiên, đến năm 1941, nhà văn không may bị bắt giam lần nữa vì có liên quan đến những cá nhân hoạt động chính trị. Sau sự thành công của Cách mạng tháng 8, Nguyễn Tuân bắt đầu tham gia kháng chiến vô cùng tích cực, sôi nổi, nhiệt tình.
Tác giả sử dụng ngòi bút làm vũ khí để ngợi ca đất nước và cổ vũ tinh thần đánh giặc của chiến sĩ, nhân dân. Vì thế, từ 1948 đến 1957, nhà văn giữ chức Tổng thư ký của Hội Văn nghệ Việt Nam.
Con đường sáng tác văn học
Nguyễn Tuân sở hữu phong cách sáng tác cực kỳ độc đáo. Trước giai đoạn Cách mạng tháng Tám, nghệ thuật trong các tác phẩm của ông có thể tóm gọn trong chữ “ngông”.
Tác phẩm Vang bóng một thời viết bởi Nguyễn Tuân
Sự ngông đó thể hiện ở sự duy mỹ, khát khao đi tìm vẻ đẹp xưa cũ. Điều này được phản ánh rõ trong bài Vang bóng một thời và Đời sống trụy lạc.
Tuy nhiên, sau quãng thời gian này, sáng tác của ông đã có thay đổi, bước chuyển mới, nội dung không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại nữa. Thay vào đó, chất văn mang màu sắc vừa cổ kính lại vừa trẻ trung, hiện đại.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn có lẽ là Chữ người tử tù với nội dung ca ngợi phẩm chất thanh cao, tốt đẹp của con người tỏa sáng cả trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối.
Người lái đò sông Đà được đưa vào chương trình giảng dạy học sinh
Bên cạnh đó, đoạn trích Người lái đò sông Đà miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng gây tiếng vang rất lớn với công chúng. Hơn nữa còn được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh.
Trên đây là tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân: Ông vua tùy bút của Việt Nam. Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên trang nha.
Theo: sachhay24h.com và freetuts.net
4.8/5 (64 votes)