Tiểu sử Nguyễn Thị Bình: Nữ chính trị gia nổi tiếng tại Việt Nam
05/03/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Thị Bình là nữ chính trị gia nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris vào năm 1973.
Cùng theo dõi nội dung chia sẻ của bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tiểu sử sự nghiệp của bà.
Nguyễn Thị Bình là ai?
Nguyễn Thị Bình(Nguyễn Thị Châu Sa) sinh ngày 26/05/1927 tại Sa Đéc. Quê hương bà thuộc làng Tân Hiệp, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp). Bà được biết đến là nữ chính trị gia nổi tiếng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nguyễn Thị Bình là nữ chính trị gia nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Bà từng làm Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. Bên cạnh đó, bà còn là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973. Đồng thời bà còn là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, bà được gia đình cho theo học tiếng Pháp đến bậc tú tài I tại Lycée Sisowath. Đây là một ngôi trường lớn ở Đông Dương vào thời kỳ lúc bấy giờ.
Sự nghiệp của nữ chính trị gia Nguyễn Thị Bình
Năm 1944, khi mẹ mất, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động phong trào yêu nước. Theo đó, đồng chí đã đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau như:
Năm 1944, khi mẹ mất, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động phong trào yêu nước
Giai đoạn |
Nội dung |
✅ Năm 1945 |
Bà hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên, học sinh và phụ nữ. Thời gian này, bà lấy bí danh là Yến Sa. |
✅ Năm 1948 |
Đồng chí được kết nạp ĐCS Đông Dương. |
✅ Năm 1954 |
Bà được ra tù rồi tham gia vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Genève. |
✅ Năm 1955 |
Đồng chí được phân công, điều động ra Bắc và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt. |
✅ Năm 1962 |
Bà được điều quay trở lại miền Nam giữ chức vụ Ủy viên TW Mặt trận Giải phóng. |
✅ Cuối năm 1968 |
Bà được bầu cử giữ chức Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam. |
✅ Ngày 06/06/1969 |
Bà được phân công làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà quay trở về Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. |
✅ Năm 1968 – 1972 |
Cái tên của bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu là Madame Bình. |
✅ Năm 1973 |
Bà là người đại diện của CHMN Việt Nam - một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định. Sau sự kiện 30/04, bà trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục , Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại TW Đảng. |
✅ Năm 1992 |
Tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm. Có thể nói, bà là người phụ nữ thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ sau bà Nguyễn Thị Định. |
✅ Năm 2002 |
Sau khi nghỉ hưu, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. |
✅ Năm 2003 |
Đồng chí thành lập và giữ vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam. |
Với công lao đóng góp lớn lao cho Đảng, Nhà nước, bà đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,….
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp nội dung chia sẻ về tiểu sử nữ chính trị gia Nguyễn Thị Bình. Hy vọng bà sẽ mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Theo vi.wikipedia.org và vpctn.gov.vn
4.9/5 (27 votes)