Tiểu sử Hàn Mặc Tử: Chàng thi sĩ tài hoa nhưng đoản mệnh
02/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hàn Mặc Tử là thi sĩ đã thổi vào nền thơ ca Việt Nam một làn gió mới mẻ, độc đáo. Dù ra đi khi còn trẻ nhưng những kiệt tác của ông vẫn sống mãi trong lòng độc giả.
Nhờ tài năng xuất chúng, tên tuổi nhà thơ này luôn thuộc hàng nổi tiếng bậc nhất nền văn học nước ta. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử(1912 – 1940) có tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí. Quê hương ông ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Vị thi sĩ này chính là người đã khởi đầu thể loại lãng mạn hiện đại và Trường thơ loạn.
Hàn Mặc Tử là người khởi đầu thể loại lãng mạn hiện đại và Trường thơ loạn
Hàn Mặc Tử đã bén duyên với thơ ca từ khi còn trẻ. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu lấy bút danh Lệ Thanh, Phong Trần để sáng tác.
Đến năm 1936, nhà thơ quyết định đổi sang Hàn Mạc Tử, sau đó được bạn bè gợi ý thêm vầng trăng khuyết vào thành Hàn Mặc Tử với ý nghĩa “chàng trai bút nghiên”.
Từng có khoảng thời gian ông sinh sống tại TP Hồ Chí Minh và làm phóng viên phụ trách cho báo “Công luận”. Khi ấy, có một phụ nữ tên Mộng Cầm ở Phan Thiết thường xuyên làm thơ và gửi lên báo. Nhờ vậy, hai người bắt đầu trao đổi thư từ và nảy sinh tình cảm với nhau.
Sau đó, Hàn Mặc Tử quyết định ra Phan Thiết để gặp Mộng Cầm. Từ đây, một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa họ.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử và bà Mộng Cầm
Nhưng không ngờ, căn bệnh phong cùi quái ác đã cướp đi mạng sống của chàng thi sĩ trẻ khi vừa bước sang tuổi 28. Mặc dù vậy, trước khi qua đời, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một kho tàng thơ ca vô giá.
Nghệ thuật trong thơ và tác phẩm tiêu biểu
Khi mới bắt đầu sáng tác, Hàn Mặc Tử chọn thể loại cổ điển Đường luật, nhưng sau đó ông chuyển sang dòng thơ mới lãng mạn. Những tác phẩm của nhà văn này luôn ẩn chứa một tâm hồn yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng.
Trong các tập thơ của mình, Hàn Mặc Tử có khá nhiều bài mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới khác, nhưng thực ra đó là một hình ảnh phản chiếu cho khát vọng sống của ông.
Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
Dù vậy, khi về cuối đời, giọng thơ không còn đau đớn, gào thét tâm can như trước nữa. Thay vào đó, từng câu chữ trở nên thanh thoát, an nhiên hơn. Có lẽ lúc ấy Hàn Mặc Tử đã chấp nhận rời bỏ mọi khổ đau nơi trần thế để về với cõi vĩnh hằng.
Nhà thơ này có rất nhiều kiệt tác để đời, thậm chí một số bài còn được đem vào sách giáo khoa dạy học sinh. Một số bài tiêu biểu có thể kể đến là: Đây thôn Vĩ Dạ, Gái quê, Hương thơm, Mật đắng, Một cõi quên,...
Để vinh danh chàng thi sĩ tài hoa, rất nhiều cung đường ở Việt Nam được đặt theo tên ông. Ngoài ra, các nhạc sĩ cũng sử dụng thơ của Hàn Mặc Tử phổ thành nhạc như một cách tri ân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh - Hàn Mặc Tử. Để đọc thêm về những danh nhân Việt Nam và thế giới, bạn đừng quên theo dõi chuyên trang nhé.
Theo: freetuts.net và sachhay24h.com
4.9/5 (72 votes)