Tiểu sử Cao Bá Quát: Vị tôn sư với danh xưng Ông thánh thơ ngông
07/09/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Cao Bá Quát là một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Nguyễn. Với tài năng văn chương tuyệt đỉnh cùng bản tính kiêu căng, ngạo nghễ, ông được mệnh danh là “Ông thánh thơ ngông”.
Vì tính cách rắn rỏi, không sợ cường quyền, nên cuộc đời Thánh Quát gặp không ít gian truân, trắc trở. Để hiểu rõ hơn về vị danh nhân độc đáo này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chuyên trang.
Cuộc đời của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát(1809 – 1855) có tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên. Quê hương ông ở làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh(quận Long Biên, Hà Nội ngày nay).
Hình vẽ cụ Cao Bá Quát
Thánh Quát xuất thân từ một gia đình có truyền thống nghề y. Từ khi còn nhỏ, thi sĩ này luôn nổi tiếng là người thông minh, giỏi giang, văn hay chữ tốt.
Năm 1831, ông tham gia kỳ thi Hương và đỗ Á Nguyên lúc 22 tuổi. Tuy nhiên, sau đó dự thi Hội nhiều lần nhưng đều không đậu. Từ đấy, Cao Bá Quát từ bỏ và ngao du khắp thiên hạ.
Mười năm sau, thi sĩ được quan viên tỉnh Bắc Ninh tiến cử vào kinh giữ chức Hành tẩu Bộ lễ. Ông nhận nhiệm vụ chấm thi tại Thừa Thiên. Do tự ý đã sửa lại một số bài văn hay nhưng phạm quy để cứu giúp người tài, Cao Bá Quát bị phát hiện và bắt giam.
Sau gần 3 năm trong ngục, ông được thả ra để lập công chuộc tội và phục chức. Do bản tính thẳng thắn, kiêu ngạo, Thánh Quát bị các quan viên khác trong triều ghen ghét.
Cao Bá Quát từ quan và làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình
Vì vậy, năm 1854, Cao Bá Quát từ quan và làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương thất bại, cuối cùng, ông bị bắt và bị tử hình cùng 2 con là Cao Bá Phùng và Cao Bá Phong.
Sự nghiệp văn học
Trong suốt cuộc đời mình, Thánh Quát đã có rất nhiều sáng tác. Nhưng sau khi khởi nghĩa thất bại, các tác phẩm của ông bị triều Nguyễn tiêu hủy, cấm tàng trữ và lưu hành, vì vậy một bộ phận lớn đã thất lạc.
Thơ Cao Bá Quát viết bằng cả chữ Nôm và Hán
Ngày nay, di sản của Cao Bá Quát còn sót lại 1353 bài thơ, 21 văn xuôi, gồm 11 bài ký hoặc luận văn, và 10 truyện ngắn thuộc thể loại truyền kỳ.
Theo đó, số lượng viết bằng chữ Nôm khá ít: một số bài thơ Đường luật, hát nói, và phú Tài tử đa cùng. Ngược lại, tác phẩm thơ chữ Hán chiếm đa số, nằm trong các tập: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Mẫn Hiên thi tập.
Về nội dung, thơ văn của ông thường bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ, đồng thời ẩn chứa tư tưởng khai sáng, phản ánh nhu cầu cách tân, đổi mới của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
Trên đây là tiểu sử của Ông thánh thơ ngông - Cao Bá Quát. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích qua bài viết của chuyên trang. Đừng quên theo dõi website để đọc thêm nhiều thông tin thú vị khác.
Theo: loigiaihay.com và vndoc.com
4.8/5 (65 votes)