Tiểu sử Trần Danh Tuyên: Nhà hoạt động cách mạng tại Việt Nam
18/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Trần Danh Tuyên được biết đến là một nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam. Trong suốt quá trình tham gia hoạt động cách mạng, ông luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của một người chiến sĩ cộng sản ưu tú.
Vậy tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí như thế nào? Tin rằng nội dung chia sẻ của bài viết dưới đây sẽ làm quý độc giả hiểu rõ hơn.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Trần Danh Tuyên
Trần Danh Tuyên sinh ngày 20/08/1911 tại Bắc Giang. Quê hương ông thuộc xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đồng chí được biết đến là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trần Danh Tuyên được biết đến là một nhà cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam
Theo dư luận được biết, ông chính là anh trai ruột của đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, đồng chí cùng từng giữ các chức vụ như: Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Trưởng Ban đối ngoại TW kiêm đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI.
Thời niên thiếu, đồng chí là một người học giỏi trong làng. Khi người Pháp bắt đầu mở trường dạy học lối Pháp thì ông đã theo học ở Sen Hồ.
Vốn xuất thân trong gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước nên ông đã tham gia cách mạng từ rất sớm. Sau đó, ông đã đi làm thợ gò nhà máy đúc kẽm tại Quảng Yên. Đến tháng 04/1937, ông chính thức được kết nạp vào ĐCS Việt Nam.
Tóm tắt quá trình công tác của nhà hoạt động cách mạng
Trong quá trình tham gia công tác chính quyền, đồng chí Trần Danh Tuyên đã đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể như sau:
Đồng chí từng giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội, Phó trưởng Ban Công nghiệp TW
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
✅ Năm 1954 |
Ông được cửa tham gia Đảng ủy ĐCS Việt Nam tiếp quản Hà Nội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư và Bộ Chính trị. Tiếp theo đó, Đảng ủy tiếp quản gồm 11 người: Trần Danh Tuyên, Trần Quốc Hoàn, Lê Quốc Thân, Lê Trung Toản, Khuất Duy Tiến, Vương Thừa Vũ, Trần Sâm,… |
✅ Tháng 11/1954 |
Đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội. Thời gian sau đó, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Hà Nội. |
✅ Năm 1960 – 1976 |
Đồng chí được phân công, điều động là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. Đồng thời ông cũng được làm Phó trưởng Ban Công nghiệp TW. |
✅ Năm 1963 |
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục từ khóa I - VI, Ủy viên Ủy ban thống nhất của Quốc hội. |
✅ Năm 1964 – 1967 |
Ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và ngân sách Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa III. |
✅ Tháng 22/02/1967 |
Đồng chí Trần Danh Tuyên thôi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách Quốc hội kiêm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nhận nhiệm vụ mới ở Hội đồng Chính phủ. |
✅ Tháng 22/02/1967 – 12/1969 |
Ông được phân công làm Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng. |
✅ Tháng 11/08/1969 |
Đồng chí thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng để làm Bộ trưởng Bộ Vật tư. Sau đó, ông làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Vật tư (nay thuộc Bộ Công thương) kiêm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Nhân dân Á-Phi của Việt Nam, Phó Trưởng ban Đối ngoại TW. |
✅ Năm 1952 – 08/1954 |
Ông được phân công giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn, Tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa I, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam khóa II thời kỳ 1961 – 1974. |
Để ghi nhận những cống hiến xuất sắc của Trần Danh Tuyên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, Nhà nước đã trao tặng ông giải thưởng Huân chương Sao Vàng. Không những vậy, tên của ông còn được đặt cho một phố tại thị xã Quảng Yên và quận Long Biên.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Trần Danh Tuyên. Hy vọng đồng chí sẽ mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi gương.
Theo vi.wikipedia.org và baoquangninh.vn
4.8/5 (23 votes)