Cảm xúc là gì? 3 Bước sắp xếp và kiểm soát cảm xúc hiệu quả
05/01/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Cảm xúc là phản ứng tự nhiên của con người trước các tác động bên ngoài. Chúng ta cần học cách sắp xếp, kiểm soát và quản lý chúng khỏi những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.
Vậy bạn có thực sự hiểu rõ cảm xúc là gì? Tại sao con người cần quản lý và rèn luyện tư duy tích cực? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những vướng mắc nêu trên.
Cảm xúc là gì? Tại sao chúng ta cần phải quản lý cảm xúc
Cảm xúc là trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh và những thay đổi sinh lý. Nó gắn liền với suy nghĩ, sự rung động, phản ứng hành vi trước các tác động bên ngoài.
Cảm xúc là phản ứng tự nhiên của con người trước các tác động bên ngoài
Theo đó, cảm xúc bao gồm 2 loại: Tích cực và tiêu cực. Việc quản lý cảm xúc vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta, bởi lẽ:
- Nếu bạn giữ những cảm xúc tiêu cực, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng(Adrenaline, Cortisol). Điều này ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày trong cuộc sống, tạo cảm giác sợ hãi, lo lắng, bất an, suy nghĩ lung tung,....
- Ngược lại, khi cảm xúc được diễn giải sự bổ ích, tích cực, não sẽ tiết ra Oxytocin, Dopamine, Serotonin(hormone hạnh phúc). Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hứng thú, kích thích, tinh thần lạc quan, thoải mái.
4 Cách quản trị cảm xúc, rèn luyện tư duy tích cực
4 Cách quản trị cảm xúc, rèn luyện tư duy tích cực
Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển, làm thay đổi phản ứng trước tác động theo hướng tích cực.
4 Cách quản trị cảm xúc, rèn luyện tư duy tích cực |
Chi tiết |
Quan sát cảm xúc |
Chúng ta cần quan sát, trải nghiệm và hiểu những cảm xúc đã trải qua, không đặt áp lực phải làm điều gì với chúng. Sau đó, bạn nên phân tích những gì cảm thấy không cần phải xác định, từ chối hoặc thay đổi cảm xúc. |
Dán nhãn cảm xúc của bạn |
Hãy đặt tên cho những cảm xúc bên trong bạn. Ví dụ như: Buồn, vui, hạnh phúc, lo lắng, thất vọng, chưa thực hiện được, mong ước,... Việc này sẽ giúp bạn lưu ý cẩn thận về những cảm xúc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định. |
Chuyển hướng suy nghĩ |
Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc và điều chỉnh lại suy nghĩ để có cái nhìn thực tế hơn. Nếu cuộc sống có quá nhiều điều tiêu cực, chúng ta cần phải thay đổi kênh trong não(làm một việc khác). Ví dụ như: Vận động thể chất, đi dạo, dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ những thứ tiêu cực. |
Học cách tự làm dịu cảm xúc |
Bạn nên hành động tích cực nếu muốn cảm thấy tốt hơn. Tập cách nghĩ về những điều mang lại hạnh phúc. Ví dụ như: - Nghe nhạc, đọc sách, báo, trò chuyện với bạn bè,... - Ngồi thiền trong vài phút. |
3 Bước sắp xếp và kiểm soát cảm xúc hiệu quả cho giới trẻ
Sau đây là chi tiết cách sắp xếp, quản lý, kiểm soát cảm xúc tiêu cực hiệu quả cho giới trẻ hiện nay.
Hãy tập cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ của bạn
- Bước 1: Xác định nguyên nhân, suy nghĩ tiềm ẩn gây ra những cảm xúc tiêu cực.
Bạn hãy liệt kê tất cả những buồn phiền lo lắng, kèm với cảm xúc, suy nghĩ, niềm tim bản thân gắn cho chúng.
- Bước 2: Đánh giá tổng quát độ trung thực và hữu dụng của cảm xúc này.
Hãy thử tự tranh luận với bản thân rằng: Có những khả năng nào khác chưa nghĩ ra không? Bạn có đang bị đánh lừa bởi cảm xúc tiêu cực? Điều gây ra cảm xúc có hoàn toàn đúng? Bản thân có thể tìm thấy những bằng chứng chống lại nó không?
- Bước 3: Hãy viết nhật ký cảm xúc bản thân.
Cách này sẽ giúp chúng ta giải phóng những điều khó chịu. Sau đây là một số câu hỏi có thể tham khảo:
+ Vấn đề gì đã xảy ra?
+ Nguyên nhân gây là gì? có nghiêm trọng không?
+ Bạn suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về điều này?
+ Phản ứng ngay lúc đó ra sao?
+ Nếu có cơ hội làm lại, chúng ta có suy nghĩ và hành xử khác không?
Việc sắp xếp lại cảm xúc không đồng nghĩa với việc chúng ta phủ nhận nó. Trái lại, chỉ khi hiểu rõ vấn đề, bạn mới có thể thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Cảm xúc sinh ra để thừa nhận, dù tốt hay xấu hãy cứ làm theo chính mình để tháo gỡ và bước tiếp cuộc sống mới.
Theo: vungtri.com và vietcetera.com
4.9/5 (89 votes)